xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lợi dụng trí tuệ nhân tạo để lừa đảo, tống tiền

PHẠM DŨNG

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những sản phẩm xấu độc đang trở nên phổ biến, đây là hành vi vi phạm pháp luật

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã có tác động sâu sắc đến xã hội, nhất là sự gia tăng thông tin sai lệch.

Bôi nhọ, tống tiền

Đầu năm 2024, Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam (VAFC) nhận được phản ánh của doanh nhân H.H (chủ tịch một tập đoàn) về việc bị kẻ xấu dùng công nghệ Deepfake cắt ghép, phát tán các hình ảnh nhạy cảm của ông trên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân của ông, cũng như gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Tập đoàn đã bị các cuộc gọi tống tiền, thông báo nếu không gửi tiền sẽ tạo những trend TikTok để tiếp tục bôi nhọ.

Trước đó, mạng xã hội cũng lan truyền clip Deepfake với hình ảnh nhạy cảm và đồn thổi là hình ảnh của ca sĩ P.M.C. Nữ ca sĩ khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng xã hội là bịa đặt. 

"Những thông tin sai lệch, vô căn cứ này ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân tôi và tâm lý khán giả yêu thương tôi" - ca sĩ P.M.C chia sẻ. Sự việc chỉ tạm lắng xuống khi nữ ca sĩ P.M.C và luật sư lên tiếng sẽ yêu cầu xử lý hình sự các cá nhân cố tình đăng cũng như chia sẻ thông tin sai lệch về clip nhạy cảm.

Mới đây, gia đình NSND Lệ Thủy phải lên tiếng đính chính vì trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip bà hát nhạc rap, nhạc trẻ, hát tiếng nước ngoài bằng công nghệ AI Cover. NSND Lệ Thủy nói bà không có nhu cầu làm mới bằng nhạc trẻ và khẳng định chỉ trung thành với cải lương đến khi sức khỏe không còn cho phép. 

Gia đình NSND Lệ Thủy cho biết sẽ yêu cầu pháp luật can thiệp nếu phát hiện có đội ngũ đứng sau, cố tình sử dụng giọng hát và hình ảnh nghệ sĩ để câu tương tác, gây hiểu lầm.

Lợi dụng trí tuệ nhân tạo để lừa đảo, tống tiền- Ảnh 1.

Công nghệ AI Cover giả giọng NSND Lệ Thủy và cố ca sĩ Phi Nhung

Cẩn thận với thông tin cá nhân

VAFC cho biết công nghệ Deepfake là một công nghệ cho phép tạo ra các video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo với độ chân thực cao. Công nghệ này được phát triển dựa trên AI, sử dụng các thuật toán học máy để phân tích và tái tạo các đặc điểm của khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của một người. 

Deepfake có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm giải trí, giáo dục, truyền thông. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có thể bị lợi dụng cho mục đích xấu, như lừa đảo, bôi nhọ, phá hoại.

Mặc dù tạo ra các sản phẩm có độ chân thật cao nhưng VAFC cũng chỉ ra một số đặc điểm để phân biệt sản phẩm Deepfake. Cụ thể, các chi tiết trên khuôn mặt hoặc giọng nói không tự nhiên; video, hình ảnh hoặc âm thanh có thể có các điểm bất thường như ánh sáng, bóng đổ, màu sắc không tự nhiên; không phù hợp với tính cách, hành vi của người trong video.

Để phòng tránh lừa đảo bằng Deepfake, VAFC khuyến cáo người dân cần cẩn trọng với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội: Không nên tin tưởng ngay vào các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tài chính, danh dự hoặc uy tín của người khác.

"Khi nhận được yêu cầu chuyển tiền từ người khác, người dùng cần kiểm tra kỹ thông tin của người yêu cầu chuyển tiền, xác minh nguồn gốc của yêu cầu và chỉ chuyển tiền khi chắc chắn rằng người yêu cầu chuyển tiền là người đáng tin cậy. Người dân cần thường xuyên cập nhật các kiến thức về công nghệ, đặc biệt là các kiến thức về Deepfake để có thể nhận biết và phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ này" - VAFC khuyến cáo.

Liên quan đến vấn đề pháp luật, luật sư Mai Thanh Bình (Công ty Luật TNHH Mai Thanh Bình) cho biết những trường hợp cắt ghép ảnh người khác để đăng tải lên mạng xã hội dù không có mục đích xấu vẫn có thể bị xử lý tội "Vu khống". Điều 156 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định người có hành vi vu khống có thể bị phạt tiền hoặc xử lý hình sự lên đến 7 năm tù.

"Nếu dùng hình ảnh, clip nhạy cảm được tạo ra từ công nghệ AI, Deepfake đăng tải lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm thì có thể bị phạt tiền hoặc xử lý hình sự tội "Làm nhục người khác" với mức hình phạt lên đến 5 năm tù. Nếu dùng những clip nhạy cảm này để tống tiền sẽ bị xử lý tội "Cưỡng đoạt tài sản" với khung hình phạt lên đến 20 năm tù giam" - luật sư Mai Thanh Bình thông tin thêm. 

Làm gì khi bị vu khống bằng AI?

Nếu bị kẻ gian cắt ghép hình ảnh, giọng nói và sử dụng công nghệ AI, Deepfake tạo ra hình ảnh, clip đồi trụy, người dân cần nhanh chóng phản ánh, tố cáo đến tổng đài 18008108 hoặc gửi thư điện tử đến Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam. Bên cạnh đó, nhanh chóng trình báo công an hoặc cơ quan chức năng gần nhất kèm theo những chứng cứ liên quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo