xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đời diễn viên quần chúng

Bài và ảnh: TIỂU QUYÊN

Đời diễn viên quần chúng rất bạc bẽo, cực khổ, thù lao thấp. Vậy mà có người mang giấc mơ muốn nổi tiếng cứ lao vào...

Theo chân một nhóm sinh viên đóng vai quần chúng cho một bộ phim truyền hình dài tập được quay tại phim trường quận 2- TPHCM, tôi cũng trở thành “diễn viên quần chúng” bất đắc dĩ một ngày, phải lê lết chờ đợi tới lượt “diễn” của mình.


Nỗi ám ảnh: Bị mắng!


Bối cảnh là quán ăn, các diễn viên quần chúng mỗi người tự trang bị vài bộ quần áo để thay đổi, lần lượt thay phiên nhau làm khách hàng cả ngày trời theo “chỉ đạo” của người quản lý nhóm. Chúng tôi chỉ thực hiện các hành động như mở cửa vào quán, rồi ngồi vào bàn lặt rau, ăn uống sao cho tự nhiên là được.

Nhưng ăn cũng khổ vì không được gây tiếng động. Nhiều người phải nín thở lặt rau cho xong cảnh quay vì sợ gây tiếng ồn sẽ bị quát nạt và không cho đóng tiếp những phân cảnh sau. Sau một ngày chờ đợi “đóng phim” mệt mỏi, chúng tôi được trả thù lao 60.000 đồng/người. Trừ tiền ăn uống buổi trưa và di chuyển tự túc, số tiền còn lại đủ cho mỗi người...  ăn chiều.


img
Chọn diễn viên quần chúng tại địa phương là cách mà các đoàn phim thường làm để nhanh, gọn và tiết kiệm.
Trong ảnh: Các diễn viên quần chúng trong một cảnh quay phim Khóc thầm của đạo diễn Võ Việt Hùng


Đời diễn viên quần chúng nhiều khi ngắn ngủi nếu khuôn mặt “chẳng may” lọt vào khung hình. Bởi đã lên hình rồi thì khó có cơ hội tham gia phim sau. Dù chỉ tham gia đóng phim cho vui nhưng có những điều ở trường quay làm chúng tôi chạnh lòng, nhất là thái độ đối xử của những người làm phim.

Nhiều bạn trẻ đóng vai quần chúng đều mang nỗi ám ảnh: Bị mắng. Trang phục chuẩn bị không phù hợp: Bị mắng;  lỡ nhìn vào khung hình: Bị mắng; không quen diễn xuất nên thoại không tự nhiên: Bị mắng; ngồi sai tư thế một chút hoặc lỡ ngồi nghỉ trên ghế dành cho diễn viên... tất tần tật đều bị mắng.


Vì muốn nổi tiếng


Nhiều người nghĩ đi đóng phim cho vui nên chỉ tham gia đôi ba lần. Nhưng cũng có những người mang giấc mơ nổi tiếng đã chấp nhận bỏ thêm tiền bạc để đầu tư trang phục, mỹ phẩm mong được “đẹp lên trên phim” và tìm cơ hội lọt vào mắt đạo diễn.


Để đóng một vai diễn có lời thoại trong vài phân cảnh, A.L đã tự chuẩn bị đầu tóc, trang phục và đi xe buýt từng chặng từ quận 7 đến địa điểm quay ở quận 2, cô đến từ sáng sớm theo yêu cầu của đạo diễn nhưng phải đến hơn 16 giờ mới đến phân cảnh của cô. Phân cảnh lại diễn ra trong phòng tối nên gần như gương mặt của A.L khi lên phim chẳng ai nhìn thấy.


L.N cũng vậy, một lần theo bạn đi casting vai diễn, N. cũng được đạo diễn chọn vào vai một bà vợ lẳng lơ với vài phân cảnh đánh ghen, thế là N. thuê xe ôm đi mấy chục cây số đến điểm quay, hóa trang xong đợi đến chiều tối mới đến lượt mình. Đầu tóc giả làm da đầu cô ngứa ngáy, thêm khuôn mặt phấn son đậm lòe loẹt và bộ quần áo dày cộp khiến cô khổ sở giữa cái nắng oi ả mà không dám thay ra vì không biết khi nào tới lượt mình.


Bị ăn bớt trên tiền công rẻ mạt


Một diễn viên hài đóng nhiều phim truyền  hình cũng buông lời ta thán: “Diễn viên quần chúng cực vô cùng, bị đối xử tệ. Họ bán sức lao động rẻ mạt mà nhiều khi còn bị ăn bớt tiền thù lao”.


Công việc tuyển diễn viên quần chúng được đoàn làm phim cắt cử hẳn một người đứng ra chịu trách nhiệm tìm kiếm, liên lạc và trả tiền thù lao. Hầu hết những người này đều có sẵn “mối” để khi “cần là có”. Tiền thù lao trung bình cho một ngày quay của diễn viên quần chúng khoảng 50.000 -70.000 đồng.

Nhưng số tiền này ít khi đến tay người nhận đầy đủ vì đã bị “chiết khấu” một phần. Chưa kể tình trạng quỵt thù lao nếu diễn viên quần chúng không đáp ứng đúng yêu cầu như đã thỏa thuận ở “hợp đồng miệng”.     


Như trường hợp của T.Huy (sinh viên), tham gia một bộ phim có bối cảnh quay khá hoành tráng, cậu theo đoàn phim từ sáng đến tối để đóng các phân cảnh  có quân lính và quần chúng nhân dân. Đoàn phim quay đến khuya vẫn chưa xong, quá mệt mỏi, Huy xin về trước.

Và cậu đã không nhận được một đồng thù lao nào vì đã không tham gia hết số phân cảnh theo thỏa thuận. Một số diễn viên quần chúng khác trong phim này không chịu nổi cũng bỏ về trước và cùng chung số phận với Huy: Không nhận được tiền công dù cả ngày phải chạy tới chạy lui mệt mỏi. 


Đi đóng vai quần chúng, nếu may mắn gặp người quản lý tốt thì được tôn trọng và được trả tiền sòng phẳng, còn không sẽ làm công không, thậm chí còn bị lợi dụng. Một nhóm nữ đóng vai tắm suối cho biết họ đã bị yêu cầu “đóng thử ” trước mặt tay quản lý để chỉnh sửa trước. Đạo diễn thì thường không để ý đến những điều này.


Một diễn viên chuyên đóng vai phụ từng có một thời gian dài đóng vai quần chúng để “học việc”, chia sẻ chân thành: “Nhiều người trẻ cứ thích một lần lên phim mà đâu hiểu rằng đóng vai phụ, vai quần chúng nhiều khi rất bạc!”.

 

Kỳ tới: Giấc mơ thành sao!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo