xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sinh kế mới cho cư dân miền di sản Phong Nha - Kẻ Bàng

Bài và ảnh: Hoàng Phúc

Bến thuyền vào động Phong Nha (Quảng Bình) nằm ngay trung tâm của thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch vào ngày hè luôn tấp nập, nhộn nhịp du khách. Nhiều loại hình dịch vụ, du lịch được người dân tạo ra để thu lợi từ nguồn du khách mà di sản này mang lại. Từ các nhà hàng ăn uống, đồ lưu niệm, nổi bật nhất là đội thuyền trên sông Son hơn 400 chiếc thuyền với hàng ngàn lao động luôn sẵn sàng phục vụ du khách tham quan hang động.

Ông Nguyễn Văn Hà (SN 1974; thôn Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha) là một trong những tài công có thâm niên ở bến thuyền. Thuyền của ông xưa làm bằng gỗ, được bố ông truyền lại để kiếm kế sinh nhai bằng nghề chài lưới trên sông Son. 20 năm về trước, khi Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, bất ngờ luồng sinh khí du lịch tràn vào. Qua một vài lớp tập huấn, đôi vợ chồng ngư phủ trở thành tài công lái thuyền chở khách du lịch từ đó.

Mỗi chuyến chở khách ra vào động Phong Nha được tính với giá 550.000 đồng, mùa cao điểm thuyền ông Hà có ngày chạy 2-3 chuyến. Đây là nguồn thu nhập mơ ước, ổn định cuộc sống cho gia đình ông cũng như hàng trăm gia đình khác ở vùng đất này.

Ngoài ra, nhờ vào sông Son di sản, tận dụng mặt nước và nguồn thức ăn sẵn có, hàng trăm hộ dân nơi đây còn nuôi thêm mấy bè cá lồng trên sông, chuyên nhập lại cho các nhà hàng phục vụ du lịch trên địa bàn và các vùng lân cận để kiếm một nguồn thu rất lớn, đem lại cuộc sống ấm no cho họ. Theo thống kê, hiện khu vực dọc sông Son có khoảng 500 cơ sở nuôi cá lồng, cung cấp hàng trăm tấn sản lượng mỗi năm cho thị trường.

Sinh kế mới cho cư dân miền di sản Phong Nha - Kẻ Bàng - Ảnh 1.

Khuân vác là một trong những nghề mới phát triển gần đây, tạo cơ hội việc làm ổn định cho nhiều lao động vùng di sản

Tại Phong Nha - Kẻ Bàng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, nhiều loại hình, dịch vụ không ngừng mở rộng, đổi mới để đáp ứng thị hiếu của du khách. Từ đó tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cư dân vùng đệm di sản cũng tìm mọi cách để chuyển mình cùng sự phát triển.

Những năm gần đây, khách du lịch đến khám phá hệ thống hang động cũng như các điểm du lịch ngày càng đông, nhu cầu về khuân vác hành lý, phục vụ du khách cũng vì thế mà tăng lên. Khuân vác chính thức trở thành nghề mưu sinh của người dân Phong Nha và nhiều vùng lân cận. Theo thống kê của Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện có khoảng 500 người ở độ tuổi từ 20 - 45 đang làm nghề porter. Ngoài chế độ ăn, uống như du khách, mỗi porter sẽ có nguồn thu nhập ổn định từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Ông Hoàng Hải Vân, Phó Giám đốc Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết kể từ khi du lịch phát triển, một số công ty dịch vụ mở ra, đã có hơn 1.000 lao động có việc làm ổn định.

Trong đó, những người khuân vác vừa làm du lịch vừa bảo vệ rừng, nên tình trạng phá rừng trên địa bàn hiện đã cơ bản được khống chế. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo