xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ dịch bệnh

Bài và ảnh: Hoàng Dũng

Người dân vùng lũ ở Quảng Nam đang sống trong cảnh không điện, không nước uống, đường sá bị cách trở, dịch mắt đỏ và dịch tả bắt đầu hoành hành, học sinh không còn sách vở để đến trường...

Sáng 4-10, vùng rốn lũ ở các xã Đại Cường, Đại Minh (huyện Đại Lộc), Duy Trinh (Duy Xuyên) và xã Cẩm Kim (Hội An) của tỉnh Quảng Nam vẫn còn trong cảnh hoang tàn, tan tác sau bão, lũ. Dấu vết của lũ còn in đậm trên tường nhà của người dân, mực nước cao đến nửa ngôi nhà, hàng trăm ngôi nhà bị đổ ngã.


Lúa giống cũng không còn


Ông Lê Đức Cơ, Chủ tịch UBND xã Đại Cường, cho biết cơn bão lũ vừa qua đã đánh sập ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Tám, một hộ thuộc diện nghèo khó của xã; gần 150 ngôi nhà khác bị tốc mái và 100 ngôi nhà, trường học bị ngập chìm trong nước; 30,5 tấn lúa giống bị ướt... Ước tính, thiệt hại gần 10 tỉ đồng.


Hiện nay, cuộc sống của người dân vùng rốn lũ Đại Cường đang gặp nhiều khó khăn. Họ phải sống trong cảnh không điện, không có nước uống, đường giao thông bị chia cắt. Đặc biệt, dịch mắt đỏ và dịch tiêu chảy đã xuất hiện ở một số nơi. “Khổ quá chú ơi, mưa lũ đi qua, các giếng nước của người dân bị đóng bùn. Mấy ngày nay, gia đình tôi không có nước để sinh hoạt”- bà Trần Thị Linh (xã Đại Cường) than thở.

img
Bà Nguyễn Thị Bốn (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc) bên ngôi nhà bị sập


Ông Lê Đức Cơ cũng lo lắng hiện nay, nước uống cho người dân vùng lũ đang quá thiếu. Nếu không có nước sạch để uống, dịch tả nhất định sẽ hoành hành.

Không chỉ người dân xã Đại Cường, gần 2.000 hộ dân ở xã Đại Minh cũng đang sống trong cảnh tương tự. Hàng trăm học sinh không còn sách vở để đến trường.

Ông Ngô Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Đại Minh, cũng trăn trở: “Hiện nay, toàn bộ lúa giống của người dân đã bị ướt, không sử dụng được. Nếu trong vụ tới, không có sự hỗ trợ giống kịp thời, người dân sẽ bị đói”. Bà Nguyễn Thị Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, cũng lo lắng không kém. Toàn bộ lương thực của người dân Duy Trinh gần như đã bị ướt sạch, khả năng bị đói là rất lớn. 


Nhiều vùng vẫn còn bị nước lũ cô lập


Đã 3 ngày sau khi cơn lũ đi qua, nhưng hiện nay, 150 hộ dân với 750 nhân khẩu ở thôn 10, xã Đại Cường vẫn còn bị nước lũ cô lập hoàn toàn. Ông Lê Đức Cơ cho biết đến thời điểm này,  chưa có đoàn cứu trợ nào tiếp cận được 150 hộ dân thôn 10, cuộc sống của người dân ở đó rất khó khăn.


Sau khi liên lạc qua điện thoại với trưởng thôn 10, ông Cơ cho biết ở thôn 10, nước đã rút nhiều nhưng bùn đóng thành lớp dày trên 5 cm, không đi lại được, lương thực sắp cạn, phải gấp rút cứu trợ.


Trong khi đó, 21 hộ dân với 50 nhân khẩu thôn Ấp Bắc (xã Đại Minh) cũng đang bị nước lũ cô lập. Ông Ngô Văn Sáu cho biết hiện xã đã liên hệ với huyện điều thuyền máy để vận chuyển hàng cứu trợ cho người dân thôn  Ấp Bắc.  Tại thôn Vĩnh Thành, xã Cẩm Kim (Hội An), 65 hộ dân nơi đây cũng đang bị nước lũ cô lập. 

Giúp dân chống bão, nhà mình bị núi đè

Ông Bríu Bhrưnh, Bí thư Đảng ủy xã Anông (Tây Giang - Quảng Nam), vẫn chưa hết bàng hoàng, nhớ lại: “Vừa về đến, tôi thấy căn nhà của mình bị vùi dưới đống đổ nát. Lúc đó, mưa gió mịt mù. Tôi gọi vợ con nhưng không nghe ai trả lời, tưởng tất cả đã bị đất đá đè chết...”.


Bất cứ ai trong hoàn cảnh đó cũng không khỏi lo sợ như ông Bríu Bhrưnh. Một phần ngọn núi Abing phía trước nhà ông  đã bất ngờ đổ ập, xô ngôi nhà của gia đình ông đi cả chục mét, toàn bộ tài sản trong nhà đều bị vùi sâu dưới đống đất đá.   


Thời điểm bão lũ ập đến, ông Bríu Bhrưnh vượt đường rừng trơn trượt, suối sâu để đến các thôn, bản đồng bào Cơtu trong xã, vào từng nhà dân để giúp dân phòng chống bão.

Trong lúc đang làm nhiệm vụ, ngôi nhà do vợ chồng ông chắt chiu từng hạt lúa, củ sắn xây nên đã bị núi đè.

Bà Alăng, vợ của ông Bríu Bhrưnh, vẫn còn thất thần khi kể lại cảnh tượng kinh hoàng hôm ấy: “Thấy quá trưa mà ổng chưa về, tôi hé cửa nhìn ra ngoài và thấy đất đá trên núi lăn xuống, tôi chỉ kịp kéo mấy đứa nhỏ chạy ra khỏi nhà”.


Dù nhà cửa và tài sản bị thiệt hại nặng nhưng ông Bríu Bhrưnh vẫn chạy ngược chạy xuôi lo chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa bão, lo cái ăn cho người dân.

Ph.Trịnh

 

Kỳ tới: Làng phong kêu cứu
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo