Công bố sốc về bệnh ung thư: Cả thế giới vào cuộc tìm vắc-xin

(NLĐO) - Trong vài thập kỷ qua, nhân loại đã có những bước tiến nhất định trong lĩnh vực vắc-xin phòng ngừa hoặc điều trị ung thư.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ (CRI), vắc-xin - một "vũ khí" y học có lịch sử hơn 200 năm - đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

Công bố sốc về bệnh ung thư: Cả thế giới vào cuộc tìm vắc-xin- Ảnh 1.

Nhân loại hãy còn ở chặng đầu trong chặng đường đi tìm vắc-xin ung thư - Ảnh minh họa: ET HEALTHWORLD

Tất cả vắc-xin hoạt động theo một nguyên lý tương tự nhau: "Đào tạo" cho hệ miễn dịch nhận biết được kẻ địch đang đe dọa cũng như giúp nó "tập trận" thông qua việc tiếp xúc với một phiên bản yếu hơn hay bất hoạt của mầm bệnh.

Điều này cho phép hệ miễn dịch có sẵn một đội quân kháng nguyên, nhanh chóng phản ứng khi mối đe dọa thật sự ập đến.

Với bệnh ung thư cũng vậy. Và có hai con đường.

1. Vắc-xin phòng ngừa ung thư:

Đây là loại vắc-xin ung thư chủ yếu mà nhân loại đang sở hữu. Trong đó phần lớn là vắc-xin ngừa HPV (human papilloma virus), một loại virus gây u nhú ở người.

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), đơn vị uy tín được nhiều cơ quan cùng lĩnh vực ở các quốc gia khác coi như "kim chỉ nam" trong phê duyệt dược phẩm, hiện phê duyệt 3 loại vắc-xin ngừa HPV.

Chúng bao gồm Cervarix ngừa HPV 16 và 18, Gardasil ngừa HPV 16,18, 6 và 11, Gardasil-9 ngừa HPV 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.

Công bố sốc về bệnh ung thư: Cả thế giới vào cuộc tìm vắc-xin- Ảnh 2.

Virus HPV - Ảnh: NEWS-MEDICAL

Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện có tổng cộng 6 loại vắc-xin ngừa virus này đã được phê duyệt. Tuy nhiên, việc tạo ra vắc-xin này mới chỉ là một phần của cuộc chiến.

Tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, người ta hay gọi vắc-xin HPV là "vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung", bởi đó là loại ung thư phổ biến nhất mà sự lây truyền virus này - chủ yếu qua đường tình dục - gây nên.

Sự "nhận dạng" này cũng là một cản trở, bởi điều đó khiến ở nhiều nơi vắc-xin HPV chỉ được tiêm cho bé gái.

Thực ra, HPV có thể liên quan đến rất nhiều dạng ung thư: Ung thư vùng đầu và cổ, vòm họng, cổ từ cung, hậu môn, dương vật, âm hộ và âm đạo - tức trẻ trai và trẻ gái đều cần được tiêm vắc-xin này.

Trong khi đó, một căn bệnh ung thư "sát thủ" khác có thể được phòng ngừa bằng vắc-xin là ung thư gan, thông qua việc tiêm ngừa vắc-xin ngừa virus viêm gan siêu vi B, vốn có nhiều loại và phổ biến khắp thế giới.

Tại Việt Nam, vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ rất lâu, song một số người có thể cần tiêm nhắc lại ở tuổi trưởng thành khi hết kháng thể.

2. Chiến lược toàn cầu của WHO

Vắc-xin ngừa HPV cũng là trọng tâm của Sáng kiến loại bỏ ung thư cổ tử cung của WHO, một chiến dịch toàn cầu nhằm chống lại dạng ung thư được WHO coi là có thể phòng ngừa và chữa hiệu quả.

Thống kê mới nhất và cho thấy đây là nguyên nhân tử vong do ung thư xếp hàng thứ 9 với hơn 348.000 phụ nữ thiệt mạng trong năm 2022. Ung thư cổ tử cung cũng là loại ung thư phổ biến thứ 8 toàn cầu với số ca mắc là hơn 661.000 ca vào cùng năm.

Đáng nói, đây là loại ung thư thể hiện rõ tình trạng bất bình đẳng nhất - trọng tâm của báo cáo mới nhất về ung thư của WHO.

Ước tính gần 90% ca tử vong do ung thư cổ tử cung của năm 2018 xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu do hạn chế về việc tiếp cận vắc-xin ngừa HPV vốn khá đắt đỏ, cũng như các dịch vụ sàng lọc, điều trị.

Chiến lược toàn cầu về loại trừ ung thư cổ từ cung đã được Đại hội đồng Y tế thế giới thông qua tháng 8-2020, bao gồm các mục tiêu chính:

- 90% các bé gái được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin ngừa HPV trước 15 tuổi.

- 70% phụ nữ được sàng lọc bằng xét nghiệm hiệu suất cao ở tuổi 35 và một lần nữa ở tuổi 35 và một lần nữ ở tuổi 45.

- 90% phụ nữ được điều trị tiền ung thư và 90% phụ nữ bị ung thư xâm lấn được quản lý.

Mỗi quốc gia phải đáp ứng mục tiêu 90-70-90 nói trên vào năm 2030 để tiến tới loại trừ ung thư cổ tử cung trong thế kỷ tới.

Vắc-xin ngừa HPV vẫn là trung tâm của các chiến dịch và trung tâm của sự bất bình đẳng. Trong khi ở một số quốc gia phát triển, trẻ trai lẫn trẻ gái đã được tiêm từ những năm 11-12 tuổi thì loại vắc-xin này vẫn xa lạ ở nhiều quốc gia.

Nhưng nhiều thay đổi đang diễn ra ở nhiều nơi.

Năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 104 về lộ trình tăng số lượng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030. Trong đó, vắc-xin ngừa HPV là một trong các loại sẽ được triển khai.

3. Vắc-xin điều trị ung thư

Một trong những vắc-xin có tác động đến bệnh ung thư có lịch sử lâu đời nhất là vắc-xin BCG (vắc-xin ngừa lao).

Năm 1959, TS Lloyd J. Old, Giám đốc Khoa học và y tế đã sáng lập ra CRI, chỉ ra rằng BCG ức chế thành công sự phát triển khối u ở chuột.

Năm 1980, TS Alvaro Morales từ Đại học Queen (Canada), thông qua một nghiên cứu do CRI tài trợ, tiếp tục chứng minh rằng BCG có thể ngăn ngừa tái phát ung thư bàng quang ở bệnh nhân.

FDA đã phê duyệt sử dụng BCG như một liệu pháp miễn dịch dành do bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn đầu từ năm 1990 và cho đến nay nó vẫn được sử dụng với mục đích này.

Công bố sốc về bệnh ung thư: Cả thế giới vào cuộc tìm vắc-xin- Ảnh 4.

Vắc-xin BCG - Ảnh: ĐẠI HỌC BOSTON

Đó là một bước ngoặt lớn cho nhân loại, nhất là khi BCG là một trong những vắc-xin phổ biến nhất thế giới, hầu hết trẻ sơ sinh đều được tiêm. Do đó nó luôn có sẵn để dành cho bệnh nhân ung thư.

Tại Mỹ, một vắc-xin khác là là Sipuleucel-T (Provenge) cũng đã được FDA phê duyệt, ứng dụng chính tế bào đuôi gai được kích thích của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt để điều trị cho họ.

Thế nhưng, tất cả chỉ là khởi đầu của đường đua...

Báo cáo về gánh nặng ung thư toàn cầu mới nhất do Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) trực thuộc WHO công bố tháng 2-2024 ước tính cứ 5 người trên thế giới sẽ có 1 người phải đối diện với ung thư trong đời. Khoảng 1/9 nam giới và 1/12 phụ nữ sẽ chết vì căn bệnh nan y này.

Công bố sốc về bệnh ung thư: Cả thế giới vào cuộc tìm vắc-xin- Ảnh 5.