xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EVN phải giảm độc quyền và quyền lợi

Tô Hà

EVN không nhất trí với đề án tái cơ cấu của Bộ Công Thương vì cho rằng thiếu tính khả thi, ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng quốc gia

Trong khi đề án tái cơ cấu ngành điện do Bộ Công Thương soạn thảo vẫn đang còn chờ Chính phủ phê duyệt, các hiệp hội ngành nghề và nhiều chuyên gia đã tranh thủ đóng góp những ý kiến khác nhau thông qua các hội thảo hoặc tờ trình gửi thẳng lên Thủ tướng.


Tách khâu nào?


Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ 3 phương án tái cơ cấu ngành điện, trong đó thiên về phương án tách biệt các khâu phát điện - truyền tải - phân phối. Phương án này sẽ đạt được mục tiêu minh bạch hóa chi phí của từng khâu, tạo tiền đề cho việc chuyển sang thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường; bảo đảm cân bằng tài chính của khâu mua bán điện nói riêng và của ngành điện nói chung, có điều kiện giữ giá phát điện từ nguồn thủy điện với giá thấp để duy trì giá bán lẻ thấp tới người tiêu dùng... Đặc biệt, với phương án này, Nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn khâu mua bán điện và bảo đảm an ninh cung cấp điện khi hình thành tập đoàn chỉ chuyên kinh doanh và phân phối điện.


Tuy nhiên, trong đề án trình Chính phủ mới đây, Hiệp hội Năng lượng VN (VEA) lại cho rằng chỉ cần tách khâu mua bán và điều độ hệ thống điện ra khỏi Tập đoàn Điện lực VN (EVN), các nguồn phát điện vẫn nên để EVN quản lý. Như vậy, sẽ thành lập tổng công ty mua bán điện quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính đứng ra ký hợp đồng mua điện trực tiếp với các nhà máy điện hoặc các tổng công ty phát điện trên cơ sở chào giá cạnh tranh. Đồng thời, tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) ra khỏi EVN, giao trực thuộc Bộ Công Thương. A0 sẽ cập nhật đầy đủ các hợp đồng mua bán điện để xây dựng biểu đồ phụ tải, kế hoạch vận hành, huy động nguồn điện vào hệ thống...

img
Theo Hiệp hội Năng lượng VN, cần tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (ảnh) ra khỏi EVN, giao trực thuộc Bộ Công Thương. Ảnh: T.Dũng


Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA, cho rằng theo mô hình hiện tại, A0 là đơn vị lập kế hoạch huy động công suất và theo dõi biểu đồ phụ tải nên luôn có xu hướng ưu tiên huy động các nguồn điện của EVN. Hơn nữa, EVN được nắm giữ khâu mua bán điện nên có xu hướng muốn mua rẻ, dẫn đến chuyện thường xảy ra bất đồng trong đàm phán giá bán điện với nhà đầu tư. Do đó, tách khâu mua bán điện và A0 ra khỏi EVN là đủ điều kiện để hình thành một thị trường điện cạnh tranh. Theo ông Ngãi, nên giữ lại các nhà máy phát điện thuộc EVN để tiếp tục phát huy được nguồn vốn, kinh nghiệm, nguồn lực sẵn có, không gây xáo trộn lớn đến hệ thống.


EVN cần chấp nhận hy sinh quyền lợi


Về phía đơn vị bị điều chỉnh – EVN - cũng đã trình lên Thủ tướng văn bản nêu rõ không nhất trí với đề án tái cơ cấu của Bộ Công Thương vì cho rằng “thiếu tính khả thi, ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng quốc gia”. Theo EVN, Bộ Công Thương đã cố níu kéo cơ chế bộ chủ quản - vừa quản lý Nhà nước vừa điều hành sản xuất. Theo đề án của Bộ Công Thương, EVN sẽ bị chia nhỏ, chỉ có quy mô bằng 1/3 hiện nay và không còn vai trò chịu trách nhiệm chính trong phát triển nguồn điện cũng như giữ vai trò chính bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.


Trước câu hỏi của báo giới về việc có phải EVN sợ mất quyền lợi khi thực hiện tái cơ cấu ngành điện hay không, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, khẳng định không phải vậy. Theo ông Tri, vấn đề là chia nhỏ EVN, việc huy động vốn và đàm phán giá điện sẽ không có đầu mối đảm nhận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ đầu tư dự án, khiến tình trạng thiếu điện sẽ thêm trầm trọng. Ông Tri dẫn chứng ngay cả khi EVN đứng ra huy động vốn như hiện nay, song vẫn không lo đủ vốn đầu tư.


Theo ý kiến của một số chuyên gia, việc EVN lo ngại cải tổ ngành điện có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi, hiện EVN được thành lập để làm điện nhưng không lo đủ điện, không có công suất dự phòng, phải cắt điện luân phiên mỗi khi vào mùa khô.

Giảm độc quyền, EVN chắc chắn sẽ bị giảm quyền lợi, song vì lợi ích chung, tập đoàn này cần chấp nhận hy sinh. Đây là việc khó, vì thực tế, mỗi lần tăng giá, EVN đều “đòi” tăng giá theo phương án cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo