xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐHQG Hà Nội đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ

Tin, ảnh: Huy Lân

(NLĐO)- Năm học 2023- 2024, ĐHQG Hà Nội dự kiến tiếp nhận 40 lưu học sinh Quảng Ngãi và Vĩnh Long theo học các ngành đang được đào tạo tại các trường ĐH thành viên…

ĐHQG Hà Nội đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ - Ảnh 1.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023

Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã phê duyệt ban hành đề án thu hút và đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ tại ĐHQG Hà Nội với các ngành khoa học cơ bản và các ngành mới có nhu cầu cao. Đề án được áp dụng đối với các chương trình đào tạo đại học và sau đại học. 

Đối với chương trình đào tạo ĐH, đối tượng áp dụng là người đã tốt nghiệp THPT, có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ hoặc Nam bộ, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của đơn vị đào tạo, có nguyện vọng học tập tại ĐHQGHN và cam kết sau khi tốt nghiệp đại học về làm việc tại địa phương;

Đối với chương trình đào tạo sau ĐH, đối tượng áp dụng là những công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lí các doanh nghiệp hiện đang công tác tại các đơn vị đóng trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, có bằng tốt nghiệp ĐH các ngành theo đúng yêu cầu của chương trình đào tạo.

Ưu tiên xét tuyển những thí sinh thuộc diện chính sách (con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số, con hộ nghèo, hộ cận nghèo…) nếu có cùng mức điểm xét tuyển.

Điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng: căn cứ tình hình thực tế hàng năm, riêng năm học 2023 – 2024: với phương thức thi THPT là 24 điểm.

Đồng thời, ứng viên phải tham dự kỳ thi phỏng vấn và viết bài luận theo yêu cầu của hội đồng tuyển sinh của đơn vị đăng ký dự thi. Thí sinh đạt điểm ngưỡng sẽ được xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

Theo kế hoạch, hàng năm, ĐHQG Hà Nội phối hợp với các địa phương khảo sát nhu cầu đào tạo của từng địa phương. Căn cứ nhu cầu đào tạo và khả năng của các đơn vị thành viên, ĐHQGHN xác định chỉ tiêu đào tạo từng ngành, từng trình độ để đào tạo cho các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ. Đồng thời, ĐHQGHN cũng xác định quy mô đào tạo trong 6 năm thí điểm. Sau giai đoạn thí điểm, ĐHQGHN tổng kết đề án, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị giai đoạn tiếp theo.

Kinh phí đào tạo được trích từ nhiều nguồn, gồm: Kinh phí được lấy từ nguồn Ngân sách Nhà nước hàng năm; kinh phí từ nguồn ngân sách của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo; kinh phí từ các địa phương hỗ trợ.

ĐHQG Hà Nội đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ - Ảnh 3.

Chỉ tiêu đào tạo theo các ngành được phân bổ cho các địa phương

Thông tin chi tiết xem TẠI ĐÂY

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo