xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu

NGỌC GIANG thực hiện

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng tham dự lễ khánh thành công trình công nghiệp dầu khí cấp đặc biệt - Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam.

Ngày 29-10, tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự lễ khánh thành công trình công nghiệp dầu khí cấp đặc biệt - Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS).

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu - Ảnh 1.

Bồn chứa LNG của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).

Đây là sự kiện đánh dấu những nỗ lực vượt bậc của PV GAS trong hành trình chuyển đổi năng lượng xanh, thân thiện với môi trường.

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi lễ khánh thành công trình dự án kho LNG 1 MMTPA Thị Vải

Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải (LNG 1 triệu tấn Thị Vải) được khởi công xây dựng vào tháng 10-2019 với tổng vốn đầu tư gần 300 triệu USD, do PV GAS làm chủ đầu tư, cùng liên danh tổng thầu Samsung C&T và Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tham quan khu điều hành kho LNG

Sau gần 4 năm, từ khu đất rộng khoảng 5 ha đã mọc lên công trình LNG đầu tiên, lớn nhất và hiện đại nhất của Việt Nam với bến cảng có thể tiếp nhận tàu chuyên chở LNG trọng tải đến 100.000 DWT; bồn chứa có dung tích tồn trữ 180.000m3, đạt công suất qua kho trung bình 1 triệu tấn LNG/năm, giai đoạn 2 dự kiến nâng công suất lên 3 triệu tấn LNG/năm.

Công trình Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế, cũng như các yêu cầu về an toàn vận hành. 

Thông qua quá trình thẩm định chuyên sâu, Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải được đánh giá cao bởi độ chi tiết, tính tương thích, sự chặt chẽ giữa các khâu hoạt động. Qua đó, quá trình tiếp nhận chuyến tàu LNG đầu tiên về Việt Nam và công tác chạy thử đều hoàn thành sớm hơn so với dự kiến và tuyệt đối an toàn.

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tặng quà cho kỹ sư, người lao động PV GAS

"Trái tim" của công trình chính là bồn chứa LNG có chiều cao trên 50 m và đường kính ngoài 82 m, nhiệt độ thiết kế -170/+65oC, dạng "Full Containment". Bồn chứa LNG đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe.

Công trình Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải được PV GAS hoàn thành với nhiều nỗ lực vượt bậc, không chỉ là cơ sở hạ tầng LNG đầu tiên ở Việt Nam mà còn là một ví dụ điển hình cho việc hiện thực hóa sự chuyển đổi của ngành năng lượng quốc gia.

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu - Ảnh 6.

Lãnh đạo Trung ương và địa phương chụp ảnh lưu niệm tại lễ khánh thành Công trình dự án kho NLG

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong cho biết việc hoàn thành và đưa dự án Kho cảng LNG Thị Vải vào hoạt động đã đánh dấu một bước tiến mới của PV GAS trên bản đồ kinh doanh năng lượng thế giới, đánh dấu bước đầu thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG của đất nước theo các định hướng được Đảng, nhà nước, chính phủ chỉ đạo. Qua đó, từng bước đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khí Việt Nam.

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu - Ảnh 7.

Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong phát biểu tại buổi lễ

"Từ đây, PV GAS nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ chủ động hơn về nguồn cung khí đáp ứng nhu cầu năng lượng của các hộ tiêu dùng hiện hữu cũng như thúc đẩy sự phát triển thị trường khí và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp với các cam kết quốc tế và xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu"- ông Phạm Văn Phong cho hay.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng Dự án kho khí hóa lỏng Thị Vải vận hành là hạng mục quan trọng, góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng, Chính phủ về định hướng và quy hoạch phát triển tổng thể năng lượng quốc gia, chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Việt Nam chính thức có mặt trên bản đồ LNG toàn cầu - Ảnh 8.

Tàu Maran Gas Achilles chở gần 70.000 tấn khí LNG, là chuyến hàng nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam cập cảng tại BR-VT vào tháng 7-2023

"Việc PV GAS có thêm dự án quan trọng đi vào hoạt động, mở đường để đưa sản phẩm khí thiên nhiên hóa lỏng LNG lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam, chính thức ghi tên Việt Nam vào bản đồ LNG toàn cầu và đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững của Việt Nam", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển điện khí LNG theo các quy hoạch được duyệt, Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 để sớm đưa cả chuỗi khí điện LNG Thị Vải hoạt động đồng bộ. 

Phó Thủ tướng đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất dự án lên 3 triệu tấn/năm theo quy hoạch, đẩy nhanh việc đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Sơn Mỹ và các dự án trọng điểm khác của ngành dầu khí.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo