xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trao giải cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 4: Cầu nối hiệu quả giữa người dân và chính quyền

ANH VŨ - PHAN ANH

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" do Báo Người Lao Động tổ chức là cầu nối giữa chính quyền TP HCM và người dân, để những ý tưởng tâm huyết với sự phát triển của thành phố có điều kiện trở thành hiện thực

Ngày 29-8, Báo Người Lao Động đã trang trọng tổ chức Lễ trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 4 năm 2023.

Thành công, lan tỏa mạnh mẽ

Phát biểu tổng kết cuộc thi, TS - nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Chung khảo, cho biết hưởng ứng Kế hoạch 305 của Thành ủy TP HCM, từ trách nhiệm người làm báo và mong muốn xây dựng diễn đàn để tiếp nhận những ý kiến đóng góp, hiến kế của người dân, ngày 24-9-2019, Báo Người Lao Động đã phát động cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 1. 

Đến nay, qua 4 lần tổ chức, cuộc thi đã thu hút sự quan tâm và tạo được vị thế nhất định trong lòng độc giả, trí thức yêu nước cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 4 bắt đầu từ ngày 5-10-2022 đến ngày 15-8-2023, tập trung vào 2 chủ đề chính: "Chỗ ở và nhà ở cho người có thu nhập thấp"; "TP HCM cần làm gì để phát huy hiệu quả Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị?". 

TS - nhà báo Tô Đình Tuân cho hay Báo Người Lao Động đã nhận được nhiều bài thi có chất lượng cao và đăng tải 88 bài hiến kế đầy tâm huyết của các tác giả đến từ nhiều giới, ngành trong xã hội. 

"Mỗi tác phẩm thực sự là những kế sách, giải pháp, ý tưởng hay đóng góp cho sự phát triển và nỗ lực không ngừng vươn lên của thành phố mang tên Bác. Đây là những trăn trở, tâm huyết của tác giả, là ý thức trách nhiệm và tình cảm yêu quý dành cho thành phố mang tên Bác" - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động đánh giá.

Trao giải cuộc thi “Lắng nghe người dân hiến kế” lần 4: Cầu nối hiệu quả giữa người dân và chính quyền - Ảnh 2.

PGS-TS Dương Anh Đức - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM và TS - nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, trao giải nhất cho tác giả Nguyễn Hoàng Bình Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ban Tổ chức đã tiến hành chấm sơ khảo và chọn ra 20 tác phẩm tiêu biểu chuyển Hội đồng Chung khảo. Nghiên cứu, đánh giá một cách đầy trách nhiệm, công tâm, Hội đồng Chung khảo đã chọn ra 5 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Những tác phẩm đoạt giải đều đáp ứng các tiêu chí: phù hợp với chủ đề; góc nhìn mới và tính logic; đề ra các giải pháp có tính khả thi; có khả năng ứng dụng thực tế.

"Cuộc thi đã thành công, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều chuyên gia tên tuổi, có uy tín trên nhiều lĩnh vực góp phần vào việc xây dựng TP HCM nói riêng, cả nước nói chung và phục vụ tốt cho đời sống của người dân" - Tổng Biên tập Tô Đình Tuân khẳng định.

Tình yêu của người dân đối với thành phố

Khi tác phẩm của mình được gọi tên tại lễ trao giải, nhiều tác giả đã không giấu được sự xúc động. TS Nguyễn Hoàng Bình, giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, đoạt giải nhất với tác phẩm "Thu lại giá trị gia tăng từ đất", bày tỏ rất vinh hạnh khi được tham gia đóng góp ý kiến trong cuộc thi. 

TS Bình cho biết bài viết của ông là sự tổng hợp bài nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo của các tổ chức có kinh nghiệm về phát triển đô thị gắn liền với phát triển kinh tế. Từ một giải pháp tổng thể như thu lại giá trị gia tăng theo chính sách phát triển, mỗi thành phố, mỗi quốc gia sẽ có một cách áp dụng khác nhau. 

Chẳng hạn ở Hồng Kông (Trung Quốc) là dựa vào sự trao quyền nhiều hơn cho các tập đoàn quản lý, vận hành và phát triển. Còn ở Tokyo (Nhật Bản) lại dựa vào sự phối hợp với các bên liên quan như chủ sở hữu đất, người thuê đất... để tạo cơ hội phát triển. Vì vậy, mỗi chính sách cần có sự nghiên cứu, dựa trên thực tiễn và cơ sở khoa học xác đáng; không chỉ nội bộ ban, ngành mà còn có sự tham gia của các tổ chức độc lập.

TS Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP HCM) đoạt giải ba với tác phẩm "Gỡ 4 nút thắt nhà ở xã hội" trải lòng: "Những biến chuyển, thay đổi tích cực của thành phố đã tác động vào suy nghĩ, đọng lại trong tôi cộng thêm tình cảm tự nhiên của một công dân TP HCM nên cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" là cơ hội để tôi được tham gia góp ý cho vấn đề mà thành phố đang quan tâm giải quyết. Cám ơn Báo Người Lao Động đã làm cầu nối "chở" những tâm tư, hiến kế của người dân, trong đó có tôi, đến lãnh đạo thành phố".

Đoạt giải khuyến khích với tác phẩm "Mô hình TOD: Lối ra cho TP HCM", TS Phạm Trần Hải (Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM) vui mừng chia sẻ đã rất bất ngờ khi được nhận giải thưởng cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế". Ông mong được tiếp tục đồng hành với Báo Người Lao Động để chung tay xây dựng TP HCM văn minh, hiện đại, đáng sống.

Cùng đoạt giải khuyến khích, kỹ sư Trần Văn Tường (Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM) cho biết ông rất cảm kích vì Báo Người Lao Động đã mở diễn đàn để người dân có ý tưởng đóng góp, chung sức cùng lãnh đạo thành phố đề ra những giải pháp phù hợp nhất để phát triển TP HCM. Ông đề xuất Báo Người Lao Động sớm chuyển tải những bài dự thi đến lãnh đạo thành phố để những hiến kế khả thi sớm trở thành hiện thực.

Phát biểu chỉ đạo, PGS-TS Dương Anh Đức - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM - chúc mừng 5 tác giả đoạt giải, cám ơn các tác giả đã gửi những hiến kế tâm huyết cho thành phố thông qua việc tham dự cuộc thi.

Ông Dương Anh Đức đánh giá cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" của Báo Người Lao Động ngày càng thu hút sự quan tâm, tham gia của người dân, chuyên gia, nhà khoa học. Đây là một tín hiệu rất tốt, thể hiện sự gắn bó giữa chính quyền và người dân thành phố và là điều mà bất cứ lãnh đạo nào cũng rất quan tâm, mong đợi.

"Báo Người Lao Động đã thực hiện tốt vai trò làm cầu nối giữa chính quyền và người dân, để hai bên có thể trao đổi, chia sẻ những ý tưởng, tâm huyết nhằm tìm giải pháp phát triển thành phố. Dù những đề xuất, giải pháp, hiến kế có đoạt giải hay không thì chính quyền thành phố vẫn luôn trân trọng và ghi nhận. Thành phố cũng sẽ có hình thức khen thưởng xứng đáng với những đóng góp tích cực, khả thi và hiệu quả cho sự phát triển của thành phố" - Phó Chủ tịch Dương Anh Đức nhấn mạnh.

Ông Dương Anh Đức chúc cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 nhận được sự hưởng ứng nhiều hơn nữa của các chuyên gia, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân, góp phần trực tiếp trong việc triển khai các nhiệm vụ của thành phố, giúp cho thành phố phát triển bền vững, thật sự văn minh, hiện đại, nghĩa tình. 

Ông PHẠM CHÁNH TRỰC, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố:

8-thumbnail_Tác-phẩm-_Thực-hiện-Nghị-quyết-98_-tập-trung-3-mục-tiêu_-của-tác-giả-Phạm-Chánh-Trực-đoạt-giải-Nhì---ản

Ông PHẠM CHÁNH TRỰC

Sáng kiến tốt, có ý nghĩa thiết thực

Thực tiễn TP HCM có nhiều vấn đề nên khi có bất kỳ nghiên cứu, suy nghĩ về một vấn đề nào đó của thành phố đều rất bổ ích. Không chỉ 5 tác phẩm đoạt giải mà 88 tác phẩm gửi đến cuộc thi đều cần được thành phố tiếp thu, nghiên cứu để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi đối với những vấn đề mà thành phố đang vướng mắc, cần tháo gỡ.

Hai chủ đề của cuộc thi năm nay "Chỗ ở và nhà ở cho người có thu nhập thấp" và "TP HCM cần làm gì để phát huy hiệu quả Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị?" đều rất thời sự và là vấn đề cấp thiết của thành phố. Điều đó cho thấy Báo Người Lao Động đã tiên phong đi vào những chủ đề thiết thực, rất cần thiết cho TP HCM.

Để cuộc thi thật sự lâu dài và hiệu quả, Ban Tổ chức cần nghiên cứu, tổng hợp các tác phẩm gửi đến cuộc thi. Từ đó nhận diện những giải pháp khả thi gửi lên lãnh đạo TP HCM để những hiến kế của người dân không chỉ nằm trên những trang báo mà đi vào thực tiễn cuộc sống.

Cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" của Báo Người Lao Động là cuộc thi tìm kiếm hiến kế của người dân, chuyên gia đối với sự phát triển của thành phố; là một sáng kiến tốt và có ý nghĩa thiết thực. Chủ đề của cuộc thi ngày càng đi sâu vào những vấn đề mà người dân và chính quyền thành phố quan tâm. Qua các bài viết tham gia cuộc thi, lãnh đạo thành phố cũng sẽ nhìn thấy được nhân dân đang mong muốn điều gì để từ đó có những chủ trương, chính sách thực hiện phù hợp, kịp thời đưa thành phố đi lên theo khát vọng của người dân.

Ông PHAN NGUYỄN NHƯ KHUÊ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM:

9-Phan-Ng-Như-Khue

Ông PHAN NGUYỄN NHƯ KHUÊ

Đánh giá cao các ý tưởng

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Chung khảo, tôi đã trực tiếp đọc nhiều bài dự thi. Phải nói rằng những hiến kế trong cuộc thi đã đưa ra được những ý tưởng, giải pháp rất tốt, góp phần vào tổng thể các giải pháp của TP HCM nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Qua các bài viết cũng cho thấy TP HCM có rất nhiều vấn đề nổi bật, trọng tâm mà thành phố cần quan tâm tháo gỡ, thực hiện để xây dựng và phát triển thành phố bền vững, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của Đảng, Chính phủ, người dân cả nước nói chung và người dân TP HCM nói riêng.

TS TRẦN DU LỊCH, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98:

9-Du-lịch

TS TRẦN DU LỊCH

Nhiều hiến kế có tính khả thi cao

Tôi cho rằng hai chủ đề: "Chỗ ở và nhà ở cho người có thu nhập thấp"; "TP HCM cần làm gì để phát huy hiệu quả Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị?" mà Báo Người Lao Động đã chọn là rất đúng với tinh thần và thực tế hiện nay.

Tổng thể 20 bài được chọn để Hội đồng Chung khảo nghiên cứu, chấm giải đều có chất lượng rất tốt, nhiều ý tưởng mới, nhiều đề xuất phù hợp với định hướng thành phố đang triển khai. Đặc biệt, nhiều ý tưởng nếu tiếp tục nghiên cứu sâu để chuyển thành đề án thì tính khả thi rất cao.

P.Anh - A.Vũ

Vinh danh 5 tác phẩm xuất sắc nhất

Giải nhất: Tác phẩm "Thu lại giá trị gia tăng từ đất" của tác giả Nguyễn Hoàng Bình.

Giải nhì: Tác phẩm "Thực hiện Nghị quyết 98: tập trung 3 mục tiêu" của tác giả Phạm Chánh Trực.

Giải ba: Tác phẩm "Gỡ 4 nút thắt nhà ở xã hội" của tác giả Nguyễn Hữu Nguyên.

Hai giải khuyến khích: Tác phẩm "Đa dạng hóa các giải pháp" của tác giả Trần Văn Tường và tác phẩm "Mô hình TOD: Lối ra cho TP HCM" của tác giả Phạm Trần Hải.

Mức tiền thưởng: giải nhất 50 triệu đồng; giải nhì 30 triệu đồng; giải ba 20 triệu đồng; giải khuyến khích 10 triệu đồng/giải. Tổng giá trị giải thưởng 120 triệu đồng.

Đóng góp vào sự thành công của cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 4 có vai trò rất lớn của các vị giám khảo trong Hội đồng Chung khảo. Ban Tổ chức cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần thứ 4 trân trọng cám ơn các vị giám khảo trong Hội đồng Chung khảo: ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM; PGS-TS Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM; TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98; PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Thư ký Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM.

Ban Tổ chức cũng trân trọng cám ơn các đơn vị đồng hành với cuộc thi: Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn Charm Resort.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo