xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước mặn uy hiếp

Bài và ảnh: KHÁNH CHÂU

Trên 20.000 ha lúa đông xuân tại Bạc Liêu và Sóc Trăng có nguy cơ bị nhiễm mặn. Hai tỉnh này đang thiếu nước ngọt phục vụ cho hơn 45.000 ha trà lúa

Theo Ban Chỉ đạo (BCĐ) điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu, từ ngày 16-2 đến nay, đã có 2 đợt nước mặn xâm nhập sâu vào khu vực ngọt ổn định trên địa phận tỉnh này.


Cống ngăn bị bỏ ngỏ


Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong lúc triều cường biển Đông, biển Tây đang lên cao, các cống ngăn mặn tại tỉnh Cà Mau lại bị bỏ ngỏ nên khối nước mặn đã nhanh chóng vượt qua ranh giới hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Tại tỉnh Sóc Trăng, nước mặn đã xâm nhập vào 2 kênh Năm Kiệu và Nàng Rền, trực tiếp uy hiếp hàng ngàn hecta lúa đông xuân của tỉnh này.

Ông Lương Ngọc Lân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Trưởng BCĐ điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu, cho biết trước đó hơn một tháng, UBND tỉnh Bạc Liêu đã gởi công văn cho UBND tỉnh Sóc Trăng và Sở NN-PTNT tỉnh này để cảnh báo về khả năng bị xâm nhập mặn và đề nghị Sóc Trăng tiến hành đắp đập ngăn mặn tại các tuyến kênh giáp ranh nhưng đề nghị này không được quan tâm, khiến cho hàng ngàn hecta lúa của Bạc Liêu bị ảnh hưởng.


Khối nước mặn xâm nhập đợt 1 vào ngày 16-2, trải dài gần 4 km, độ mặn từ 3,3‰-5‰, tập trung tại các xã Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai) và xã Vĩnh Thanh (huyện Phước Long).

Khối nước mặn xâm nhập đợt 2 vào ngày 22-2, có độ mặn gần 6‰, bị đẩy từ hướng Sóc Trăng xâm nhập vào huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Ông Nguyễn Hữu Tâm, nông dân xã Phong Thạnh Đông, cho biết từ mùng 3 Tết đến giờ, khi hay tin nước mặn xâm nhập, ông không dám bơm nước vào ruộng dù đang thiếu nước cho lúa phát triển. Nhiều nông dân khác tại địa phương này cũng trong hoàn cảnh tương tự.


Khẩn trương khắc phục


Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng BCĐ điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Để khắc phục tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn, BCĐ điều tiết nước đã cho mở một số cống cặp Quốc lộ 1A để tiêu thoát nước mặn ra biển Đông, đồng thời chỉ đạo các địa phương bơm tát nước mặn xâm nhập vào nội đồng tại các đập tạm thời vụ.

Để bảo đảm các cống tại Cà Mau và Sóc Trăng không bị bỏ ngỏ, làm nước mặn xâm nhập vào vùng ngọt ổn định của Bạc Liêu, Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu đã “đàm phán” với hai tỉnh trên để cùng phối hợp nhịp nhàng trong việc điều tiết nước mặn phục vụ nuôi tôm và giữ nước ngọt cho vùng sản xuất lúa.

img
Nông dân tỉnh  Bạc Liêu bơm nước ngọt cứu trà lúa đông xuân


Ngay từ đêm 22-2, các cống Cầu Số 2 (huyện Hòa Bình) và cống Xóm Lung, Láng Tròn, Hộ Phòng (huyện Giá Rai) đã được mở hết công suất để tiêu thoát nước mặn, kéo nước ngọt về qua kênh Quản Lộ Phụng Hiệp để cứu lúa.

Việc mở các cống và bơm tát nước mặn kịp thời đã mang lại hiệu quả khi đến ngày 25-2, độ mặn tại các vùng bị xâm nhập đã được kéo xuống dưới 1‰.            


Không chỉ chống chọi với nước mặn, hiện nay nông dân Bạc Liêu, Sóc Trăng còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt vào cuối tháng 3 trong giai đoạn lúa trổ bông.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn của 2 tỉnh này, do năm nay mùa mưa kết thúc sớm hơn thường lệ trên một tháng, cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài đã khiến mực nước trên các kênh cấp 3, cấp 2 bị cạn kiệt nên rất khó khăn cho việc bơm trữ nước vào cuối vụ. Nhiều khả năng sẽ thiếu cả nước mặn và nước ngọt cho khoảng 20.000 ha diện tích nuôi tôm và trên 45.000 ha lúa đông xuân hiện nay.


Nước mặn xâm nhập thị xã Vị Thanh

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Thước, Liên hiệp Hội Khoa học tỉnh Cà Mau, năm nay là năm Cà Mau gặp đại hạn. Mùa khô kèm theo nắng nóng đến sớm từ giữa tháng 11-2009 đến nay đã khiến mực nước rút sâu, có nơi nước rút đến hơn 1 m.

Tình trạng hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, đe dọa hàng chục ngàn hecta rừng tràm thuộc rừng U Minh Hạ. Hiện tại, Cà Mau có trên 21.000 ha rừng bị thiếu nước, hơn 8.000 ha rừng tại khu dự trữ sinh quyển U Minh Hạ đang báo động cháy ở cấp độ cao nhất (cấp 4-5).

Tại Hậu Giang, những ngày qua nước mặn đã len lỏi vào một số địa phương trong tỉnh. Theo Chi cục Thủy lợi Hậu Giang, từ giữa tháng 2, nước mặn đã xâm nhập vào các xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Vĩnh Viễn A và một phần của xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ với nồng độ mặn đo được vào đợt nước kém ở đầu tuần này là từ 2,6‰ đến 7‰.

Riêng tại  thị xã Vị Thanh, nước mặn đã xâm nhập vào các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu với độ mặn đo được vào sáng 26-2 tại Ngã Ba Nước Trong (xã Hỏa Tiến) là 5‰ và ở cống Kênh Lầu là 3,1‰.

Dự báo trong những ngày tới, khi gặp triều cường nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh với nồng độ mặn có thể lên tới từ 6‰ - 8‰.

Minh - Phúc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo