xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Khu vườn thần tiên” của chị Gấm

Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Từ chỗ không có kiến thức, kinh nghiệm, người phụ nữ nông dân ấy đã chịu khó học hỏi, phấn đấu và trở thành chuyên gia về trồng lan

Tôi không khỏi bị bất ngờ khi “lạc” vào vườn lan của chị Nguyễn Thị Gấm (ở khu phố 4, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - TPHCM). Giữa khu đô thị mới với nhà cửa san sát, chật chội thì vườn lan rộng đến 6.000 m2 của chị Gấm như một “khu vườn thần tiên” với đủ loài lan đua nhau khoe sắc. Chủ nhân của khu vườn ấy là phụ nữ duy nhất trong số 12 gương điển hình vừa được Hội Nông dân TPHCM bình chọn là “Người nông dân tiêu biểu TP” năm 2009.


Vất vả vì... lan 


Ông Nguyễn Tiến Tài, Chủ tịch Hội Nông dân quận Bình Tân - TPHCM, nhận xét: “Từ một người không có kiến thức, kinh nghiệm, chị Gấm đã chịu khó học hỏi, phấn đấu và trở thành “chuyên gia” về trồng lan. Điều đó hết sức đáng quý. Song, đáng quý hơn nữa là tấm lòng, là sự chia sẻ của chị với bà con nghèo để mọi người cùng có cuộc sống tốt hơn”.

Tôi bắt gặp giữa vườn lan rực rỡ người phụ nữ có nước da mặn mòi, rám nắng đang cặm cụi tưới nước, bón phân, tỉa cành, bắt sâu cho hoa. Nhìn chị làm việc, tôi mới thấy hết sự vất vả của người trồng hoa để cho ra đời những bông hoa tuyệt đẹp. Ngày của chị bắt đầu bằng việc tưới nước cho hàng ngàn gốc lan khi trời vừa hửng sáng. Khi những cành hoa đã đẫm nước, chị lại chuyển sang tỉa lá, cột cành. Bàn tay chị nâng niu, gượng nhẹ với từng cành hoa. Thấy tôi chăm chú nhìn, chị cười: “Lan tôi trồng là loại địa lan nhập từ nước ngoài. Chăm sóc hoa nói chung và lan nói riêng phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ chứ không thể làm mạnh tay. Mỗi tuần hai lần, phải xịt phân cho lan. Bón gốc thì mỗi tháng một lần để lan phát triển tốt. Những cành lan này đã cột chặt tôi đến nỗi mỗi khi đi đâu xa lại bồn chồn thấy nhớ và muốn mau mau trở về”.


Chị đến với nghề trồng lan rất tình cờ. Đó là lúc đất trồng lúa của gia đình mỗi năm thất thu vì thiên tai, nguồn nước ô nhiễm. Năm 2003, chị sang nhà anh rể là Trần Văn Bạch chơi, thấy mô hình trồng lan rất hiệu quả, chị quyết tâm cải tạo mảnh ruộng sau nhà. Chị kể: “Lúc ấy, gia đình tôi bỏ ra 50 triệu đồng mua vài trăm gốc lan về trồng thử nghiệm trên diện tích 1.000 m2.  Thời gian ấy, do không nắm vững kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm nên những cành lan đầu tiên rất èo uột, không phát triển. Không nản lòng, hằng ngày, tôi lại sang nhà anh rể học hỏi kinh nghiệm, cách trồng”. Sự kiên trì, nỗ lực của chị đã được đền bù. Trong đợt lan kế tiếp, những bông hoa đủ màu sắc đã nở rộ. Chị vui mừng khôn tả.


Đất không phụ người


Từ thành công ban đầu, chị tiếp tục vay tiền đầu tư thêm cho vườn lan. Với suy nghĩ, phải làm một cách bài bản, chuyên nghiệp, chị lặn lội tìm đến những nơi có mô hình trồng lan hiệu quả ở huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi... học hỏi thêm kinh nghiệm. Những giống lan mới cũng được chị sưu tầm đem về trồng khắp vườn nhà. Nhờ đã có hiểu biết về cách trồng cũng như kinh nghiệm học được ở những người đi trước, vườn lan của chị đã cho hoa liên tục. Các loại lan chị trồng được thị trường ưa chuộng nên rất hút hàng. Nhờ vậy, chẳng bao lâu sau, chị đã trả hết nợ.


Năm 2007, chị tiếp tục vay 1 tỉ đồng cải tạo phần đất ruộng còn lại để trồng lan. Nhiều người thấy chị “mạnh tay” như vậy thì tỏ ý nghi ngờ. Nhưng chị tin vào khả năng của mình. Chị kể: “Tôi nghĩ, làm cái gì mà mình toàn tâm, toàn ý thì trời sẽ không phụ, đất sẽ không phụ. Hai vợ chồng tôi lúc ấy suốt ngày ở ngoài vườn. Ảnh đào đất, lên luống; còn tôi thì lo khâu lan giống cho diện tích mới mở rộng thêm...”. Làm quần quật suốt một năm trời như vậy, thành công đã mỉm cười với anh chị. Vườn lan đã ra hoa. Những giống lan Mokara, Ren-red, Lina... mỗi thứ có đến mấy chục màu. Đến khi ấy, bà con trong khu phố mới tin việc đầu tư của chị là hiệu quả.

img

Chị Nguyễn Thị Gấm bên vườn lan của mình


Giúp bà con vượt nghèo


Hiện trung bình mỗi tháng, gia đình chị thu nhập gần 50 triệu đồng từ bán hoa lan và lan giống. Nhờ vườn lan, cuộc sống gia đình chị khá giả hơn. Hiện người con trai lớn của chị là cháu Võ Nhật Trường đã được gia đình cho đi du học bằng chính đồng tiền kiếm được từ vườn lan.


Không chỉ nổi tiếng với việc trồng lan, chị Gấm còn được biết đến như một mạnh thường quân thường hay giúp đỡ mọi người. Những chương trình từ thiện, hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, học bổng Lương Định Của... đều được chị ủng hộ nhiệt tình. Ngoài ra, chị còn giúp đỡ tận tình những người có hoàn cảnh khó khăn như hỗ trợ giống, kỹ thuật giúp họ vượt nghèo. Chị tâm sự: “Điều tôi luôn trăn trở là chúng ta chưa có mô hình trồng lan tập trung như các nước. Nếu có được mô hình tập trung như thế, những người trong nghề sẽ có dịp trao đổi kinh nghiệm, học tập những kỹ thuật mới trong quá trình trồng trọt, nhân giống”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo