xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo thương mại hóa giáo dục

Hoàng Dung

Việc nên hay không nên cổ phần hóa trường học đã trở thành vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn gần đây

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần, trong đó có lĩnh vực đào tạo.

img

Liệu cổ phần hóa trường học sẽ phát huy hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ? Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM đang thực hành tại phòng thí nghiệm công nghệ sinh học. Ảnh: N.HỮU


Cơ chế khác thường cho giáo dục


Theo bản dự thảo, việc chuyển đổi này sẽ giúp các đơn vị tự chủ về tài chính, phát huy được vai trò của doanh nghiệp, công khai, minh bạch hạch toán theo nguyên tắc thị trường, phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế trong việc cung ứng dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong lĩnh vực đào tạo, việc chuyển đổi này cũng hứa hẹn sẽ tạo điều kiện cho các trường triển khai ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, phát huy có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu. Sau khi trở thành doanh nghiệp, các trường sẽ thực hiện cơ chế quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của luật thuế đối với doanh nghiệp; được tự quyết định mức thu, chi phí dịch vụ để bảo đảm kinh phí hoạt động.


Việc nên hay không nên cổ phần hóa các trường ĐH đã trở thành vấn đề nóng trong những bản góp ý cho dự thảo, cho dù thời hạn Bộ Tài chính lấy ý kiến đã kết thúc.

Theo GS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cổ phần hóa là một cơ chế quá mạnh cho giáo dục, thậm chí là khác thường nên cá nhân ông không nhất trí với phương án này bởi những bất cập có thể phát sinh.

Ông Châu cho rằng việc thực hiện lúc đầu có thể tốt nhưng sau sẽ không tránh khỏi việc sa đà vào tính chất thương mại bởi khi cổ phần hóa, các trường sẽ thương mại hóa giáo dục, hằng năm, sẽ phải lấy lợi tức chia cho các cổ đông dẫn đến đào tạo vì lợi nhuận.

GS Bùi Trọng Liễu, nguyên GS ĐH Paris, cũng cho rằng, khi đã cổ phần hóa, cổ đông sẽ tham gia hội đồng quản trị, sẽ có tiếng nói mạnh trong việc định hướng của các trường ĐH. Và vì lý do lợi nhuận, hướng chọn đào tạo sẽ là những ngành ít đầu tư mà mang nhiều lợi nhuận theo nhu cầu thị trường. Và khi nếu thị trường thay đổi thì khả năng “rã đám” là có thể xảy ra. GS Liễu khẳng định các trường ĐH công lập phải là nơi dành cho những sinh viên được tuyển theo trình độ học lực, không bị ngăn cản bởi gia cảnh giàu nghèo và Nhà nước phải bảo đảm cho họ quyền được học đó chứ không phải là nơi tính toán thu bù chi cộng với lãi để chia chác theo logic cổ đông.


Tài sản công sẽ biến thành tư?


Trong khi đó, dưới góc độ của một nhà kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh rằng chỉ thông qua cổ phần hoá để  cởi trói cho các trường ĐH là một điều xa vời.

Theo ông Doanh, nhiều người kỳ vọng việc cổ phần hóa sẽ “cởi trói” để doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng thực tế là có tới 85% vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa vẫn giữ nguyên, không có sự “thay máu” bằng những nhân lực mới nên việc thay đổi cung cách làm việc là rất hạn chế. Liệu tư nhân có thể tiến hành cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp không khi mà 85% cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa vẫn như cũ?

Theo ông Doanh, hy vọng cổ phần hóa trường học để có những cải thiện là điều chưa được chứng minh và rất có thể kỳ vọng đó gắn với lợi ích nhóm. Họ sẽ nằm trong số 85% vị trí giữ nguyên đó và với một số tiền nhỏ, họ sẽ thâu tóm được toàn bộ tài sản lớn.

GS Bùi Trọng Liễu cũng cho rằng ĐH công lập là sở hữu Nhà nước, việc cổ phần hóa sẽ là con đường “mon men” tiến tới lấy tài sản công biến thành tài sản tư. Và đã là công ty cổ phần là có chia chác lợi nhuận, việc lợi tức xuất phát từ tài sản chung chạy vào túi của một số tư nhân không phải là con đường đạo lý.

Liệu cổ phần hóa trường học có giải quyết được các vấn đề của giáo dục hiện nay? Để rộng đường dư luận, Báo Người Lao Động đăng tải các ý kiến về chủ trương này. Trân trọng mời bạn đọc tham gia trao đổi ý kiến. Mọi ý kiến xin gởi về: khoagiao@nld.com.vn hoặc gửi về tòa soạn Báo Người Lao Động: 127 Võ Văn Tần, quận 3 – TPHCM.


Để chuyển đổi thành công ty cổ phần, các đơn vị sự nghiệp công lập có thu phải bảo đảm có nguồn thu, tự bù đắp các nhu cầu chi trong quá trình hoạt động ngân sách Nhà nước không phải cấp bù. Có phương án sắp xếp lại chuyển thành công ty cổ phần, tự nguyện thực hiện cổ phần hoá và có sự thống nhất giữa lãnh đạo đơn vị với tổ chức công đoàn, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.


Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập có thu chuyển thành công ty cổ phần tại thời điểm xác định giá trị phần vốn Nhà nước tại đơn vị được mua tối đa 200 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước (riêng đối với những người lao động có trình độ cao có hàm là: giáo sư, bác sĩ, tiến sĩ, các nhà khoa học được mua tối đa là 400 cổ phần) với giá bán ưu đãi bằng 60% giá đấu thành công bình quân.

(Trích Dự thảo quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo