xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kích cầu dài hạn có gây lạm phát ?

Phương Anh

Nếu chính sách kích cầu phát huy tác dụng tốt, dự báo lạm phát cả năm sẽ khoảng 7%- 8%, đây được coi là con số an toàn trong điều kiện hiện nay

Kể từ thời điểm Chính phủ công bố gói kích cầu đầu tiên trị giá 1 tỉ USD thông qua hỗ trợ lãi suất (HTLS) 4%, đến nay quy mô chương trình kích cầu đã tăng nhanh, dự kiến tổng nguồn vốn cung ứng ra thị trường sẽ lên đến 9 tỉ USD (khoảng 160.000 tỉ đồng), kéo dài thời gian thực hiện ít nhất đến năm 2011 và sẽ tác động đáng kể đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Nhiều ý kiến lo ngại việc cung cấp một lượng tiền lớn vào lưu thông liệu lạm phát có trở lại?

 

Tốc độ giải ngân sẽ nhanh hơn

 

Hiện tại, Chính phủ mới công bố cụ thể hai gói kích cầu thông qua HTLS đối với vốn vay lưu động và vốn vay dự án đầu tư phát triển sản xuất trị giá khoảng 2 tỉ USD. Riêng gói kích cầu cho vay vốn lưu động tính đến hết tuần đầu tháng 4, dư nợ cho vay đạt 218.424 tỉ đồng. Gói kích cầu cho vay bù lãi suất vốn trung và dài hạn đang bắt đầu được triển khai, giới chuyên môn dự báo gói này sẽ có tốc độ giải ngân nhanh hơn nhiều so với gói cho vay vốn lưu động.

 

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dự kiến các gói kích cầu tiếp theo sẽ bao gồm hàng chục tỉ đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển mạng lưới giao thông đến cấp xã. Chương trình cũng dành hàng chục tỉ đồng xây nhà ở sinh viên và phát triển nhà ở xã hội. Ngoài ra, còn có gói kích cầu cho vay bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển... Như vậy, một nguồn vốn khổng lồ sẽ cung ứng vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng.

img
Giá cả hàng hóa tăng cao sẽ là nỗi lo của đông đảo người lao động. Ảnh: H.THÚY

 

Tại hội thảo mới đây của Viện Nghiên cứu và Phát triển (IDS), một số chuyên gia nhìn nhận kích cầu thông qua HTLS là một chính sách lạ, chưa từng được áp dụng cả ở trong và ngoài nước. Do đó, tính hiệu quả của chính sách có thể khó dự đoán.

 

Theo TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Thông tin ĐH Quốc gia Hà Nội, HTLS sẽ là một công cụ can thiệp hiệu quả, nếu mục tiêu của nó là kích thích đầu tư. Việc HTLS giúp ngân hàng không phải hạ mặt bằng lãi suất chung, nhưng doanh nghiệp lại tiếp cận được vốn vay rẻ, trong khi lãi suất huy động vẫn đủ cao để thu hút được người gửi tiền, tránh tình trạng bẫy thanh khoản.

 

Đề phòng thời điểm cuối năm

 

Về nguyên tắc, bất cứ động thái nới lỏng chính sách tiền tệ nào cũng dẫn đến nguy cơ lạm phát, thâm hụt thương mại và nợ xấu gia tăng. Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo việc hạ lãi suất và cung ứng tiền ra nhiều sẽ đẩy kinh tế vào tình trạng lạm phát mà thực tế kích cầu sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 2000-2001 là một bài học cần rút kinh nghiệm.

 

Theo TS Nguyễn Đức Thành, hiện tượng thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh trở lại, thị trường nhà đất ấm dần lên cũng như nhu cầu mua sắm xe hơi bắt đầu tăng trở lại cho thấy có thể đang có một dòng vốn đang chảy mạnh dần vào thị trường tài sản, thông qua việc mở rộng cho vay tiêu dùng.

 

Nếu giai đoạn hồi phục này trùng với sự ấm lên của kinh tế thế giới, những yếu tố hỗ trợ sự giảm giá hiện nay sẽ mất đi và khuynh hướng tăng giá có thể sẽ trở lại rất nhanh. Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, cũng nhận định các gói kích cầu của nhiều quốc gia trên thế giới đang có tác dụng, làm thị trường thế giới có nhiều khả năng khởi sắc trong tháng tới.

 

Giá cả thế giới cũng bắt đầu xu hướng tăng, rõ nhất là giá dầu. Tại thị trường trong nước, nguy cơ lạm phát ít khả năng xảy ra trong 3, 4 tháng tới nhưng có thể rõ nét hơn vào cuối năm. Nguyên nhân do đây là thời điểm đến độ trễ của chính sách tiền tệ nới lỏng; tác động của tăng lương và giá dầu thế giới có chu kỳ tăng lên và bắt đầu quy luật tăng giá vào mùa làm ăn cuối năm.

 

Theo Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ, nếu chính sách kích cầu phát huy tác dụng tốt, lạm phát cả năm chỉ khoảng 7%- 8%, đây được coi là con số an toàn trong điều kiện hiện nay.

Tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 16%

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lạm phát là đáng lo ngại nhưng không phải là câu chuyện của năm 2009. Tăng trưởng GDP phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng nhưng ngay cả khi đã kích cầu, tín dụng quý I năm nay mới chỉ tăng trưởng khoảng 3,3%. Trước đó, kinh tế đình trệ, tín dụng đóng băng liên tục 4 tháng cuối năm 2008. Với tốc độ này, tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ đạt khoảng 16%. Đây là mức tăng trưởng kinh tế thấp, chưa thể có nguy cơ lạm phát ngay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo