xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tỉ giá USD/VNĐ tăng nhưng không sốc

Thy Thơ

Ngày 24-3, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức áp dụng biên độ tỉ giá USD/VNĐ là ±5%. Tại các điểm thu đổi "đô", không có hiện tượng người dân đổ xô mua bán ngoại tệ

Với tỉ giá liên ngân hàng (NH) 16.980 đồng/USD (giữ nguyên so với ngày 23-3), các NH thương mại được phép bán ngoại tệ với giá trần 17.829 đồng/USD. Tuy tỉ giá tăng mạnh nhưng giao dịch ngoại tệ vẫn ổn định. 

 

Hình thành mặt bằng mới

 

8 giờ ngày 24-3, NH Ngoại thương công bố giá mua – bán 17.590 – 17.700 đồng/USD. NH Á Châu mua vào 17.520 đồng/USD, bán ra 17.650 đồng/USD. NH Xuất nhập khẩu VN mua vào với giá gần bằng NH Ngoại thương.

 

Cùng thời điểm, một số NH khác công bố giá bán cao hơn 100 đồng/USD. Cụ thể,  NH Đầu tư – Phát triển, NH Quốc tế, NH Kỹ thương... niêm yết giá bán hết biên độ cho phép, lập tức NH Ngoại thương tăng giá bán lên 17.770 đồng/USD, sau đó tiếp tục nâng lên 17.825 đồng/USD. Nhiều NH khác cũng tăng giá bán lên kịch trần 17.829 đồng/USD.

 

Thị trường ngoại tệ hình thành mặt bằng mua – bán 17.600 - 17.829 đồng /USD.

Như vậy, so với ngày 23-3, giá USD bán ra của các NH đã tăng hơn 300 đồng/USD, giá mua vào chỉ tăng khoảng 100 đồng/USD; chênh lệch giá mua - bán phổ biến 200 đồng/USD.

 

Không khí giao dịch vẫn trầm lắng

 

Ngay sau khi các NH tăng tỉ giá ngoại tệ, giá USD thị trường tự do cũng biến động theo, mua - bán xoay quanh 17.800 - 18.000 đồng/USD, cuối giờ chiều giảm xuống còn 17.750 đồng/USD (mua vào), 17.950 đồng/USD (bán ra).

 

Cách biệt giữa tỉ giá của NH với thị trường tự do được rút ngắn 100 đồng/USD (trước đó cách biệt 200 đồng/USD).

img
Dù tỉ giá USD/VNĐ tăng mạnh nhưng không khí giao dịch ở các ngân hàng vẫn trầm lắng. Ảnh: H.THÚY

Tại các điểm thu đổi “đô”, không có hiện tượng người dân đổ xô mua – bán ngoại tệ mà có xu hướng bán nhiều hơn mua. 10 giờ 30 phút, một khách hàng bán 30.000 USD cho một tiệm vàng ở chợ Bến Thành (TPHCM), chủ tiệm thu vào 17.850 đồng/USD (giá sỉ).

 

Một khách hàng khác mua tại tiệm 5.000 USD với giá 17.950 đồng/USD. Trong khi đó, chủ một tiệm vàng ở chợ Gò Vấp TPHCM cho biết gần như không có khách hàng đặt hàng “đô” với số lượng lớn. Tại Hà Nội, không khí giao dịch USD thị trường tự do cũng trầm lắng như TPHCM.

 

Linh hoạt giá mua USD

 

Tuy chênh lệch giá mua và giá bán USD của các NH khá lớn nhưng ông Võ Văn Châu, Tổng Giám đốc NH Phương Đông, cho biết khi doanh nghiệp bán “đô”, các NH có thể thu vào cao hơn giá niêm yết nhưng vẫn nằm trong khoảng cách giữa giá mua và giá bán.

 

Tuy nhiên, ngày đầu tiên áp dụng biên độ mới chưa có đơn vị nào đến bán “đô”. Một lãnh đạo của NH Kỹ thương cho rằng tỉ giá USD/VNĐ của các NH liên tục thay đổi nên phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu còn nghe ngóng diễn biến thị trường, chưa có động thái bán “đô”.

 

Lãnh đạo các NH khác cũng cho rằng doanh nghiệp đang găm giữ “đô”, chọn thời điểm hợp lý để quyết định chuyển USD sang VNĐ. 

 

Trước thông tin tỉ giá tăng, một số đơn vị xuất khẩu cho hay yêu cầu về điều chỉnh tỉ giá của họ đã được NH đáp ứng nên sẽ tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động.

 

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu cho biết họ đang bị áp lực về tỉ giá ngoại tệ, buộc phải tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, chỉ tiêu lợi nhuận để bảo đảm sức cạnh tranh.

Nới lỏng nhưng đừng quá tay

Theo Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, quan điểm của Chính phủ là chính sách tỉ giá phải linh hoạt và theo tín hiệu thị trường, không thả nổi, cũng không “neo” ở mức cố định và phải bảo đảm cân đối, hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích doanh nghiệp. Theo NH Nhà nước, biên độ tỉ giá đang duy trì ở mức ±3% là khá chật hẹp, nới lên mức ±5% sẽ đỡ căng thẳng cung - cầu ngoại tệ, là bảo đảm   hài hòa các lợi ích nói trên. Cả NH và doanh nghiệp có thể chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009.

 

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng nới biên độ tỉ giá lên ±5% tại thời điểm này là phù hợp, đạt được hai mục đích. Thứ nhất, đồng tiền VN được đưa về sát giá trị thực tế hơn. Thứ hai, có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, giúp khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp VN ở nước ngoài tăng lên.

 

Tuy nhiên, cần thận trọng với chính sách nới lỏng tỉ giá vì nếu “quá tay” sẽ có nguy cơ tái lạm phát và tạo hiện tượng vơ vét ngoại tệ dự trữ trong tương lai, gây tâm lý USD hóa. Việc nới biên độ tỉ giá lúc này còn có nguyên nhân về cung - cầu. Nguồn cung ngoại tệ đang kém đi do xuất khẩu giảm cả về giá và khối lượng. Nguồn thu từ FDI, ODA, kiều hối đều hạ trong khi có khả năng rút ròng từ nguồn đầu tư gián tiếp chuyển vốn về nước. Không nới biên độ tỉ giá sẽ có nguy cơ gây chênh lệch lớn giữa giá NH và chợ đen.

P.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo