xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan trọng nhất là chất lượng giáo dục đại học

GS Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam)

Ba mục tiêu ưu tiên cần tập trung “đánh” mạnh: Giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, phát triển đội ngũ sư phạm Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nhiều lần nói đến vấn đề cải cách giáo dục

Và để làm được điều này, cần phải có một chiến lược dẫn dắt. Tuy nhiên, bản chiến lược giáo dục mà Bộ GD-ĐT đưa ra giống như một bản kế hoạch chi tiết với quá nhiều vấn đề.

Xác định mục tiêu ưu tiên

Làm chiến lược là phải xác định mục tiêu ưu tiên, phải xác định là “đánh” vào chỗ nào thì giải quyết được vấn đề, sau đó là có phương tiện để thực hiện mục tiêu ưu tiên này. Tôi ví dụ như khi ta giải phóng miền Nam, đầu tiên phải đánh vào Buôn Ma Thuột chứ không thể dàn quân khắp chiến trường. Giáo dục đang bề bộn thế này, phải xác định “đánh” vào một cái gì chứ không phải là bày hết ra. Thế nhưng bản chiến lược mà bộ đưa ra thì chưa thấy có mục tiêu ưu tiên cũng như phương tiện để thực hiện mục tiêu ấy. Tất nhiên, ghi nhận là bộ đã đề cập đến việc thành lập trường ĐH chất lượng cao, nhưng vẫn chưa tính được cần những phương tiện gì để Nhà nước quyết định.
So sánh có vẻ khập khiễng, ở Mỹ có một đời tổng thống, khi tính đến việc thành lập ĐH mới, ông ấy phải tính xây bao nhiêu trường, mỗi trường kinh phí bao nhiêu, như thế có đủ không và chỉ đạo rất chặt chẽ trong việc này, còn ta thì chưa. Đọc bản chiến lược này, tôi cảm giác rằng đây là chiến lược của ngành giáo dục chứ không phải chiến lược quốc gia.

img
Học sinh lớp 12 Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TPHCM trong giờ học môn công nghệ. Ảnh: TH.UYÊN

Nếu được làm chiến lược, tôi chỉ đặt ra ba ưu tiên mà quan trọng nhất là “đánh phá” mặt trận ĐH sao cho có chất lượng. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, cần nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi giáo dục ĐH hiện nay càng mở rộng càng giảm chất lượng. Thứ hai là phải phát triển mạnh giáo dục không chính quy hay còn gọi là giáo dục thường xuyên bởi người lao động rất cần được chuyển giao công nghệ mới, nâng cao năng lực kỹ thuật. Thứ ba là chú ý phát triển đội ngũ sư phạm, đội ngũ này phải đủ về số lượng cũng như vững chắc về chất lượng thì mới bắt tay vào cải cách được. Trước khi cải cách giáo dục phải tính đến cải cách sư phạm để khi ta tuyên bố cải cách giáo dục là đã có một đội ngũ hùng mạnh thực hiện điều này. Bây giờ cứ mở trường mà không có giáo viên rồi pha loãng ra thì không được.

Có chính sách với hiền tài

Trong bản chiến lược, phần giáo dục ĐH chưa rõ về tư tưởng. Muốn đột phá ở giáo dục ĐH thì phải làm thế nào để đội ngũ đầu đàn được bồi dưỡng và đánh giá một cách chắc chắn, sau đó đào tạo một đội ngũ kế cận trong vòng 10 năm tiếp theo. Làm được điều này phải có chính sách, chứ đánh đồng như hiện nay thì không được. Ta đang áp dụng thí điểm hiệu trưởng trả lương cho giáo viên, nhưng đó chỉ là một biện pháp, trong khi giải quyết vấn đề phải là một chính sách quốc gia chứ không thể lẻ tẻ được.
Quan trọng nhất là phải ưu tiên trí thức đầu ngành, phải làm thế nào để những bậc hiền tài đó phát huy hết trí tuệ và được trình bày tất cả những điều cần thiết. nếu họ nói đúng, tạo điều kiện giúp họ thực hiện những kế hoạch của họ. Tôi thấy những ông thầy hàng đầu hiện nay chưa được tạo điều kiện tối đa, đơn giản như trong nghiên cứu khoa học. Mỗi nhà khoa học đầu ngành hiện nay đều có ý tưởng và nắm được xu hướng đi lên của thế giới, liệu có nên bắt họ đi đấu thầu đề tài không? Cái khổ của người làm khoa học nước ta là nhiều khi làm đề tài xong thì lại không thanh toán được vì nhiều thủ tục nhiêu khê.

Bên cạnh chăm lo đầy đủ đối với những trường ĐH chất lượng cao, phải chú ý đến các trường ĐH cộng đồng, giao trách nhiệm cho từng tỉnh phải chăm lo đến trường ĐH ấy, bỏ tiền ra đào tạo thầy dạy. Trung ương có thể đào tạo giảng viên cho các trường này, nhưng địa phương phải lo là chính để có được chất lượng đào tạo cao chứ không phải là cứ ỷ lại, trông chờ vào người khác.

Hướng nghiệp: Nói mãi vẫn chưa thay đổi

Về đội ngũ giáo viên, phải tăng lên cả số lượng và chất lượng. Có một vấn đề đã nói mãi mà chưa có thay đổi, chính là hướng nghiệp dạy nghề. Đáng lẽ học sinh phải biết lĩnh vực công nghệ thông tin có từng này nghề, tài chính ngân hàng có từng này nghề..., xem nghề này đòi hỏi cái gì, khả năng học toán thế nào, ngoại ngữ ra sao, từ đó suy nghĩ xem nên học gì và phấn đấu cái đó. Chứ giờ học sinh lớp 12 cứ học ào ào, không biết tương lai ra sao, cứ đến tháng 3 mới hỏi nhau xem học nghề nào để đăng ký dự thi. Đó là điều rất sai lầm. Lẽ ra đưa hướng nghiệp vào chương trình phổ thông thì phải có giáo viên hướng nghiệp, đằng này lại kiêm nhiệm hết, giáo viên dạy văn làm sao nói chuyện nghề nghiệp với học sinh được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo