xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tập trung thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ

Lệ Thủy thực hiện

Nhân chuyến làm việc của Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Cù Thị Hậu tại các tỉnh phía Nam để lấy ý kiến các cấp CĐ, CNVC-LĐ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động liên quan đến đình công, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với chủ tịch về một số vấn đề liên quan...

Chủ động đề nghị Chính phủ nâng lương

. Phóng viên: Vừa qua, khi người lao động (NLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở TPHCM và một số tỉnh lân cận đình công đòi điều chỉnh lương tối thiểu (LTT), có ý kiến cho rằng, tổ chức Công đoàn (CĐ) đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ nhưng đã không thấy được bức xúc để kịp thời kiến nghị…?

img- Chủ tịch Cù Thị Hậu: Từ năm 2003, Tổng LĐLĐ VN đã kiến nghị với Đảng và Nhà nước về việc điều chỉnh tiền LTT cho NLĐ làm việc tại các DN FDI. Liên tục từ đó đến nay, trong chương trình làm việc với Chính phủ hằng năm, Tổng LĐLĐ VN đều có kiến nghị vấn đề này. Như vậy, có thể nói, Tổng LĐLĐ VN đã thấy rất rõ những bức xúc của NLĐ và đã chủ động đề nghị Chính phủ tăng LTT. Tiếc là việc giải quyết lại quá chậm.

. Từ các cuộc tranh chấp, đình công vừa qua, chủ tịch nhìn nhận thế nào về quan hệ lao động trong các DN hiện nay?

- Giữa NLĐ và người sử dụng lao động cần có quan hệ hợp tác, chia sẻ trách nhiệm giữa hai bên. Có thể ví NLĐ và người sử dụng lao động như hai chủ thể đồng hành trên 1 con thuyền. Nếu hai bên hợp lực cùng nhau chèo lái, con thuyền đi đến đích nhanh chóng, bình yên. Ngược lại, nếu mỗi người bơi về một hướng khác nhau thì con thuyền sẽ đứng tại chỗ, thậm chí có thể giật lùi hay bị chìm. Do vậy, cần phải có sự hợp tác, tạo động lực mạnh mẽ đưa DN phát triển, cũng là đưa đất nước phát triển. Có như vậy đời sống NLĐ mới được bảo đảm.

Phải làm cho NLĐ gắn bó, tin cậy CĐ

. Tình hình này đặt ra cho tổ chức CĐ nhiệm vụ cấp bách nào phải giải quyết?

- Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, CĐ phải đặt nhiệm vụ trọng tâm cho mình là đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ để NLĐ tin cậy, gắn bó và làm cho CĐ vững mạnh. Nếu chỉ có đấu tranh thì cũng không được, hoặc nếu chỉ có hợp tác xuôi chiều thì NLĐ chịu thiệt thòi. CĐ các cấp phải rất chú ý đi vào chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ: Ở tầm vĩ mô là tham gia xây dựng chế độ, chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, đình công và giải quyết đình công... Còn ở cơ sở là xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, bản lĩnh, nhiệt tình, biết thương lượng, biết tổ chức, lãnh đạo đình công; biết kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật...

. Chủ tịch vừa nhắc đến việc xây dựng pháp luật về đình công, đây cũng chính là điều được các cấp CĐ TPHCM quan tâm...

- Đình công và giải quyết đình công là những vấn đề liên quan sát sườn đến NLĐ, đồng thời còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội khác. Do vậy, để tham gia một cách hiệu quả vào việc xây dựng các quy định về đình công, đích thân tôi và các đồng chí trong đoàn chủ tịch đã và sẽ tiếp tục xuống tận cơ sở để tiếp xúc với công nhân, kể cả những công nhân đã tham gia đình công vừa qua để tìm hiểu tình hình và hỏi công nhân lao động nên quy định thế nào để có thể đình công đúng luật. Phải bám sát thực tế để xây dựng pháp luật chứ không thể ngồi một chỗ mà đặt ra quy định hoặc sao chép pháp luật của các nước vì tình hình của ta khác các nước...

. Nhưng vừa qua, dự thảo sửa đổi một số điều của Bộ Luật Lao động liên quan đến đình công vẫn quá lạc hậu?

- Dự thảo vừa qua vẫn còn rất nhiều điểm mà Tổng LĐLĐ VN thấy phải tiếp tục tham gia để sửa đổi. Như việc dự thảo quy định quỹ để xử lý bồi thường khi đình công; CĐ cơ sở lãnh đạo đình công trái luật phải bồi thường; vai trò của hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh; quyền đình công của NLĐ ở nơi chưa có tổ chức CĐ...

Quan điểm của CĐ về đình công

. Quan điểm của Tổng LĐLĐ VN như thế nào khi tham gia xây dựng pháp luật về đình công?

- Theo tôi, luật phải đi vào đời sống, phù hợp với thực tế. Cần phải phân biệt rạch ròi 2 loại đình công: đình công về quyền và đình công về lợi ích. Riêng đối với đình công về quyền, tức là đình công khi DN không thực hiện đúng quy định của pháp luật, xâm phạm quyền lợi của NLĐ thì quyền đình công của NLĐ là đương nhiên. Đình công về quyền thì nên quy định thủ tục gọn nhẹ, không nhất thiết phải qua các bước hòa giải như dự thảo.

. Vấn đề tiền lương của NLĐ trong thời gian đình công cũng là điều đang có nhiều ý kiến trái ngược nhau...

- Theo tôi, nếu NLĐ đình công về quyền thì phải được chủ trả lương, còn đình công về lợi ích, nếu tòa án phán quyết đó là cuộc đình công bất hợp pháp thì NLĐ không được trả lương. Riêng với những người có hành vi quá khích, đập phá, làm hư hỏng máy móc thiết bị, gây thiệt hại cho DN thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật.

. Về vai trò của CĐ cấp trên cơ sở, dự thảo luật còn quá mờ nhạt trong khi đây là cơ quan chủ yếu giải quyết tranh chấp, đình công trong thời gian qua?

- Đúng là luật cần phải xác lập vai trò của CĐ cấp trên. Thực tế cho thấy vai trò của CĐ cấp trên rất quan trọng trước, trong và sau khi đình công. Cho nên nhất thiết phải quy định vai trò của CĐ cấp trên trong tổ chức, lãnh đạo và giải quyết đình công.

. Xin cảm ơn chủ tịch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo