xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng lương tối thiểu trong doanh nghiệp FDI: Đến lúc không thể chần chừ !

Bài và ảnh: Vĩnh Tùng

Nhiều doanh nghiệp lập luận: Nếu tăng lương, buộc họ phải cắt các khoản phúc lợi để không làm tăng chi phí! Đây là một kiểu lập luận không thể chấp nhận vì tiền lương thực tế của người lao động liên tục giảm từ nhiều năm nay

Tiếp sau vụ đình công của gần 18.000 công nhân (CN) Công ty Freetrend vào ngày hôm trước, sáng 29-12, gần 4.000 CN Công ty Kollan đã đồng loạt bỏ việc, đòi nâng lương, kéo theo cuộc đình công của gần 1.000 CN Công ty Hugo với lý do tương tự. Cả 3 doanh nghiệp (DN) trên đều ở KCX Linh Trung- TPHCM. Có thể xem đây là giọt nước làm tràn ly, đẩy những mâu thuẫn về tiền lương tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vốn âm ỉ từ lâu thành cao trào.

Giá tăng, lương giảm

Đó là bức xúc chung của hầu hết CN tại các DN vừa xảy ra đình công. Một nữ CN ở Công ty Kollan than: “Mức lương hiện tại không đủ trang trải cuộc sống. Tụi em làm việc đã lâu, song hằng năm chỉ được nâng lương từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/người. Bao nhiêu năm nay rồi, mức lương tối thiểu không tăng (626.000 đồng/người/tháng), trong khi vật giá cứ tăng liên tục, lương thì nâng nhỏ giọt...”. Một CN ở Công ty Hugo nhẩm tính: “Thu nhập hiện nay khoảng 630.000 đồng/tháng, trừ tiền thuê nhà, ăn uống, sinh hoạt hết 500.000 đồng, tằn tiện lắm, mỗi tháng em chỉ còn dư 130.000 đồng. Mạnh khỏe thì không sao, chứ bệnh hoạn thì chỉ còn cách xin tiền nhà”.

Đây là một phép tính xót xa mà có lẽ bất cứ ai cũng phải suy nghĩ, trừ những nhà làm chính sách! Một chuyên gia lao động TP cho rằng: “Theo quy định, nếu chỉ số tiêu dùng tăng quá 10% thì Nhà nước phải điều chỉnh tăng lương tối thiểu. 5 năm qua, chỉ số tiêu dùng tăng 25%, giá lương thực, thực phẩm tăng 40%, giá công lao động tăng 30% đến 50%, trong khi lương tối thiểu không tăng mà lại giảm.

“Sáng xôi, chiều rau, tối tăng ca”

Điệp khúc này được CN các công ty lặp đi lặp lại nhiều lần khi trao đổi với chúng tôi. Do tiền lương quá thấp trong khi phải gánh thêm nhiều khoản sinh hoạt phí, nhiều CN đã “tiết giảm” tối đa tiền ăn. Thực đơn quen thuộc hằng ngày là: Sáng xôi (1.000 đồng/gói), chiều: rau muống luộc chấm nước tương. Còn “tối tăng ca là sao?” - chúng tôi hỏi. Một CN Công ty Kollan trả lời: “Nếu không tăng ca, tụi em chỉ có nước... chết vì tăng ca không chỉ để có thêm thu nhập mà còn để “kiếm” thêm bữa ăn giữa ca”.

Chính vì vậy, dù mệt mỏi sau 8 giờ làm việc căng thẳng, CN vẫn phải chấp nhận tăng ca. Nhiều CN Công ty Kollan phải tăng ca 100 giờ/tháng song thu nhập cũng chỉ đạt từ 1,1 triệu đồng - 1,2 triệu đồng/tháng. Khi tăng ca, người được lợi nhất là công ty do không phải tuyển thêm CN, không phải thêm chi phí tham gia BHXH cũng như các chế độ phúc lợi...

Vì sao nhiều DN dị ứng tăng lương?

Sau phản ứng của CN, Công ty Freetrend đồng ý nâng lương cho CN thử việc từ 628.000 đồng lên 790.000 đồng; riêng CN có thâm niên được cộng thêm 160.000 đồng/người. Còn tại Công ty Kollan, giám đốc đồng ý nâng lương 80.000 đồng/người/tháng cho toàn bộ CN. Tuy nhiên, chứng kiến từ đầu các cuộc đình công, đại diện các cơ quan chức năng TP nhìn nhận: Đây chỉ là giải pháp tạm thời để xoa dịu tình hình. Nếu không có giải pháp căn cơ - tức là quy định tăng lương từ Nhà nước để DN bắt buộc phải thực hiện thì nguy cơ tranh chấp vì lương, thưởng dịp cuối năm đã cao càng cao hơn.

Về phía DN, hiện nay, hầu hết đều lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH, BHYT và thực hiện các chế độ lao động cho CN. Nay tăng lương tối thiểu sẽ kéo theo các khoản tăng khác nên nhiều DN không muốn thực hiện. Thậm chí tại các cuộc hội thảo lấy ý kiến về tăng lương tối thiểu do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức, đại diện một số DN còn lập luận: Nếu tăng lương tối thiểu, buộc họ phải cắt các khoản phúc lợi của NLĐ để không làm tăng chi phí! Đây quả là một kiểu lập luận không thể chấp nhận bởi từ trước đến nay, DN nào cũng luôn nói rằng “NLĐ là vốn quý nhất của DN”. Ấy vậy mà khi cần cắt giảm chi phí, một trong những khoản chi phí đầu tiên bị cắt giảm lại chính là cuộc sống của những con người được coi là vốn quý nhất!

Ông Lê Trung Nghĩa, Chủ tịch CĐ các KCX- KCN TPHCM:

Thông tin đầy đủ tình hình, chính sách tiền lương

Sau 3 vụ đình công liên quan đến vấn đề tiền lương, chiều 29-12, CĐ các KCX-KCN TP đã họp khẩn với 33 chủ tịch CĐ cơ sở các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại KCX Linh Trung I, đề nghị CĐ cơ sở vận động CN tập trung sản xuất, hỗ trợ DN hoàn thành kế hoạch năm 2005 và giải thích cho CN hiểu rõ chính sách tiền lương hiện hành, nắm chắc tâm tư, bức xúc của NLĐ do báo cáo CĐ cấp trên và phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời về lương, thưởng để hạn chế tranh chấp xảy ra; tránh bị kẻ xấu kích động.

Ngay sau đó, Ban Quản lý các KCX- KCN TP, LĐLĐ, Sở LĐ-TB-XH TP... đã họp và thống nhất các biện pháp để hạn chế các vụ đình công tương tự. Đó là: thông tin đầy đủ tình hình, chính sách tiền lương đến các DN và NLĐ; DN tích cực xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng Tết và phối hợp chặt chẽ để giải quyết tranh chấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo