xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc sống thác loạn và những bức tranh nẩy lửa của Tamara

Theo KTNN

Từ tháng 5 đến tháng 8 vừa qua, lần thứ nhất tác phẩm của nữ hoạ sĩ Mỹ Tamara De Lempicka được triển lãm tại nước Anh. Sinh năm 1898 tại Ba Lan, Tamara De Lempicka là một cô gái đầy cá tính và có nhiều tham vọng về sự nghiệp.

Năm 16 tuổi, cô gái gốc Ba Lan này đã phát lời thề “cả đời phải sống trong giàu sang, dư dả”.

Trong sự nghiệp của mình, Tamara De Lempicka đạt đến đỉnh cao sáng tác, trong thời gian 10 năm từ lúc mới 20 tuổi. Thực hiện đúng lời thề của mình, trong khoảng 20 - 30 tuổi, nữ họa sĩ tài hoa này đã tận lực sáng tạo để kiến dựng một màn kịch sống về cuộc đời, được định nghĩa bằng công thức: Nghệ thuật + Người yêu = Cuộc sống).

Tranh của Tamara De Lempicka giàu tính trang trí, những tác phẩm khỏa thân thì cuồn cuộn sức sống và tán phát mùi vị tính cảm nồng nàn. Với một vẻ đẹp quyến rũ, một tính cách độc đáo, đương thời Tamara De Lempicka rất được giới thượng lưu ái mộ và sùng bái.

Xuất thân trong một gia đình luật sư giàu có, Tamara De Lempicka nuôi giấc mơ vinh hoa và thành đạt từ khi còn rất trẻ. Năm 18 tuổi, cô được gả cho luật sư người Nga Tadeusz Lempicki, khởi đầu cho một cuộc sống xa hoa. Năm cô 20 tuổi, Tadeusz Lempicki bị bắt. Để cứu chồng, Tamara đã “chu du” khắp nơi. Cuối cùng để đạt được mục đích ấy, người phụ nữ táo bạo này chấp nhận trở thành người tình của một quan chức ngoại giao Thụy Điển. Nhờ thế năm 1918, Tamara cùng với người chồng vừa mới được phóng thích đào thoát sang Paris (Pháp). Cuộc sống khổ nhục trong nhà tù khiến Tadeusz Lempicki bị liệt một chân. Thêm vào đó là một đứa con nhỏ ra đời. Vì thế cuộc sống của họ hết sức vất vả và đen tối.

Để cứu lấy gia đình và cũng để thực hiện lời thề trước đây, Tamara De Lempicka không thể không cầm cọ và làm việc không mệt mỏi. Và sự nghiệp sáng tác của nữ họa sĩ bắt đầu trong một thách thức nghiệt ngã như vậy.

Đầu tiên, Tamara học vẽ với 2 họa sĩ thuộc trường phái lập thể là Andre Lhote và Mauris Denis. Với một thiên tư cực kỳ thông minh, Tamara chẳng những tiếp thu mà còn có những lý giải độc đáo về hội họa. Chẳng bao lâu sau, bức tranh đầu tay của cô đã lọt mắt xanh một nhà sưu tập hội họa lúc bấy giờ. 5 năm sau, tại châu Âu và đặc biệt là trong một cuộc triển lãm cá nhân tại Ý. Tamara đã gặt hái thành công vang dội. Đương thời, giới báo chí mệnh danh Tamara là “nữ họa sĩ xinh đẹp số 1”. Và chỉ trong một thời gian ngắn, cây cọ này trở thành ngôi sao trong là giới xã giao ở Ý. Còn tại Âu Mỹ trong một thời gian dài, tác phẩm hội họa ký tên Tamara được tượng trưng cho thân phận và phẩm hạnh của giới thượng lưu.

Trong giới nghệ sĩ, nếu nhà văn Balzac nổi tiếng với thời gian viết trong đêm bên tách cà phê đậm đặc thì Tamara khởi đầu sinh hoạt của mình khi bóng đêm phủ trùm thành phố. Tamara xuất hiện ở các salon nghệ thuật cho đến gần sáng mới trở về nhà và lao vào cầm cọ cho đến ngày hôm sau.

Vào niên đại 1930, giới nghệ thuật ở Pháp sống rất thác loạn, các nhà sử học mỹ thuật không ngần ngại gọi đó là thời đại suy đồi. Trong bối cảnh đó, hiện tượng đồng tính và ngoại tình trong giới họa sĩ là điều không thể chối bỏ được. Họ coi đó là cái thú yêu đương, là cái mode của người sáng tác. Vì thế trong đám người hào hoa phong nhã nức thời của thủ đô Paris, họa sĩ Tamara đổi tình nhân như thay áo. Và bà đã không quên dùng cây cọ của mình để vẽ những bức tranh sống động, quyến rũ, gợi cảm về những người tình đã đem đến những phút giây tuyệt đỉnh hứng thú. Và Tamara tuyên bố: “Đó là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của tôi”.

Năm 1928, vì không chịu nổi phương thức sinh hoạt như thế của Tamara, luật sư Tadeusz Lempicki ly dị với vợ. Năm 1933, khi đã 35 tuổi, Tamara tái hôn với nam tước Raoul Kuffner, một người giàu có, lớn hơn mình 20 tuổi. Đương thời nam tước Raoul Kuffner là ông chủ trang trại lớn nhất trong đế quốc Áo - Hung và cũng là một trong những nhà sưu tập chính tranh của Tamara.

Năm 1939, chủ nghĩa phát xít Đức bắt đầu hoành hành châu Âu, cục diện xã hội thiếu ổn định, Tamara thuyết phục Raoul Kuffner bán hết trang trại, tài sản để đến Mỹ định cư. Trên đất Mỹ, Tamara tiếp tục cuộc sống với công thức “tác phẩm hội họa + tình nhân". Những năm 1940, trào lưu hội họa trừu tượng ở Mỹ đã kết thúc sự nghiệp của Tamara. Bà không thể hội nhập với trào lưu mới và cũng không tự tìm nổi một hướng đi khác cho mình.

Năm 1962, nam tước Raoul Kuffner qua đời; Tamara thực sự không còn cầm cọ. Những năm cuối đời, bà sống ở Mexico. Năm 1980, bà từ giã cõi đời và đúng như lời thề, bà đã sống hết một cuộc đời sôi nổi và xa hoa.

Về những sáng tác của mình, Tamara đã từng khẳng định: “Mỗi bức tranh đều là hình ảnh của chính tôi”. Đó là một thú nhận hoàn toàn trung thực vì qua tranh của Tamara, người thưởng ngoạn có thể khám phá những tình tiết "tự luyến" của người sáng tác. Dường như có một dục vọng mãnh liệt khiến Tamara không lý giải được mà chỉ biết vẽ để phóng xuất cái đẹp tự thân. Khi thời gian xóa dần dấu vết tuổi thanh xuân trên khuôn mặt, trên cơ thể của mình, Tamara bất giác hốt hoảng và run sợ. Bà rơi vào trạng thái im lặng và mất hẳn động lực sáng tạo. Vì thế trong những tác phẩm về sau, người ta không tìm thấy màu đỏ rực rỡ của hoa hồng trong bút pháp của Tamara như thủa còn non trẻ. Đó là dấu hiệu chứng tỏ Tamara đã trở nên đạm bạc với dục vọng và cuộc sống nghệ thuật của người nữ hoạ sĩ bốc lửa này cũng xế chiều.

Tuy nhiên đến đầu những năm 1970, tác phẩm hội họa của Tamara lại được phục sinh trong sự ngưỡng mộ của giới sưu tầm và thưởng ngoạn. Đột nhiên nhiều trung tâm triển lãm tranh ở Âu Mỹ đua nhau đi tìm tác phẩm của nữ họa sĩ Tamara. Các nhà sưu tập thương mại, các công ty bán đấu giá cũng săn tranh Tamara khắp nơi. Khởi đầu cho làn sóng này là danh ca Madonna, người đã bỏ ra một số tiền lớn để mua bức Công chúa bị xiềng của Tamara từ một công ty bán đấu giá. Hiện nay, tác phẩm khỏa thân bốc lửa này vẫn còn treo trong phòng ngủ của ngôi sao ca nhạc bốc lửa Madonna. Jack Nicole đặc biệt sùng thượng tranh của Tamara. Ngôi sao này có tham vọng sở hữu mọi sáng tác của nữ họa sĩ.

Tại Pháp, giới thời trang cũng rất ái mộ Tamara; có người đã căn cứ vào tác phẩm của bà để thiết kế y phục. Thậm chí có nhà thiết kế còn chọn tên thương hiệu của mình là Lolita Lempicka. Điều đó xác chứng mặc dù khi Tamara ẩn cư Mexico, tên tuổi và ảnh hưởng của bà vẫn tỏ ra mạnh mẽ trong nghệ thuật hiện đại và cả trong cuộc sống ở phương Tây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo